Hiện nay, mô hình nuôi tôm công nghiệp ngày càng được nhân rộng, thế nhưng nỗi lo về dịch bệnh trên tôm luôn được quan tâm hàng đầu, bởi chi phí đầu tư cho mỗi vụ tôm là rất lớn, nếu tôm bị bệnh sẽ đẩy khả năng thất bại của vụ tôm lên cao. Đặc biệt, các bệnh về gan ở tôm, nhiều năm qua vẫn hoành hành ở các tỉnh thành, gây thất thoát lớn cho nhiều hộ nuôi.
Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, hơn 1 tháng nay, gần 55 triệu con tôm giống bị thiệt hại, nâng số tôm nuôi bị thiệt hại từ đầu năm đến nay lên 700 triệu con với hơn 1.700ha diện tích ao nuôi bị ảnh hưởng.
Qua ghi nhận thực tế tại thị xã Duyên Hải, nhiều chủ ao thông tin, gần đây đã xuất hiện loại bệnh lạ khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Nông dân tạm gọi là bệnh “gan trắng” bởi khi nhiễm bệnh con tôm có triệu chứng bỏ ăn, lờ đờ, màu sắc nhợt nhạt… Đặc biệt, gan tụy tôm bệnh có màu trắng bệch.
Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh, triệu chứng và biện pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Trường Sinh Group tìm hiểu.
Ông La Văn Sớm, ở ấp 11, xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải chia sẻ, cả tháng nay gia đình ông mất ăn mất ngủ bởi trong số 10 ao tôm của ông, đã có 4 ao bị nhiễm bệnh.
Theo ông Sớm, bệnh “gan trắng” xuất hiện ở giai đoạn tôm nuôi từ 10-30 ngày tuổi, và tốc độ lây lan rất nhanh. Buổi sáng ông thăm ao thấy một vài con nổi đầu, nhưng chỉ vài giờ sau tôm chết đã nổi đỏ cả ao. Ông Sớm ước tính gia đình thiệt hại gần 500 triệu do tôm bệnh.
Tương tự, theo nhiều chủ ao có tôm nuôi giai đoạn dưới 1 tháng tuổi, tại huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú cho biết, tôm cũng bị nhiễm bệnh “gan trắng” như ông Sớm.
Hình ảnh: dấu hiệu của tôm bị nhiễm bệnh gan.
Ông Diệp Thành Toàn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh xác nhận: Qua công tác thực tế tại địa phương chúng tôi ghi nhận có xuất hiện bệnh mới trên tôm như thông tin người dân cung cấp. Bệnh này với tốc độ lây lan rất nhanh và gây thất thoát nặng nề cho người nuôi.Giải mã bệnh gan từ thuốc thảo dược- xử lý ngay vấn đề gặp phải
Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành sản xuất sản phẩm thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản, hiểu được vấn đề dịch bệnh đang diễn ra phức tạp; với đội ngũ cán bộ dày công nghiên cứu, Trường Sinh Group đã áp dụng các sản phẩm thuốc thảo dược phòng và điều trị bệnh gan này để xử lý ngay vấn nạn của bà con đang gặp phải.
Với các sản phẩm thuốc điều trị về bệnh gan từ thảo dược như TS 1001, TS 1002 kết hợp với thuốc diệt khuẩn đa năng bằng thảo dược SDK là phương án phòng và điều trị bệnh tốt nhất hiện nay.
Hình ảnh: phác đồ phòng và điều trị bệnh gan trên tôm từ Trường Sinh Group.
Khi được các kỹ sư Trường Sinh Group tư vấn, hướng dẫn sử dụng phác đồ phòng bệnh thành công, nhiều khách hàng mạnh dạn chia sẻ lại: “Nuôi nước trước nuôi tôm” là câu nói chưa bao giờ sai kể cả trên ao đất và ao lót bạt. Quan trọng nhất vẫn là giữ môi trường nước tốt thì tôm mới ít bệnh, thêm vào đó phải tẩm bổ cho tôm có sức khỏe, vượt qua dịch bệnh; Nguyên tắc là hạn chế sử dụng kháng sinh ngay từ đầu; nên sử dụng các sản phẩm thuốc thảo dược luôn là ưu tiên số một từ xử lý nước diệt khuẩn SDK, thả giống sử dụng thêm sản phẩm TS 1001 để bồi bổ gan, giúp tôm khỏe hơn”.Hình ảnh: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao sử dụng các sản phẩm từ thảo dược Trường Sinh-Farm nuôi đại lý: Út Đồng.
“Sau đó phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngoài các sản phẩm phòng về gan như TS 1001 trộn cho ăn ngày 1-2 lần, liều lượng 7-10ml/kg thức ăn; thì sau 4 ngày tiến hành diệt khuẩn lại một lần bằng sản phẩm SDK liều 2 lít/1000m3; Tiếp tục trộn cho ăn sản phẩm TS 999 để ổn định đường ruột và đến ngày thứ 7 diệt khuẩn lại một lần SDK nữa để đảm bảo diệt khuẩn, áp dụng như vậy thì giúp gan, ruột của tôm tăng sức đề kháng và lướt qua được giai đoạn tôm rớt từ 7-30 ngày.” – Chị Liễu, chủ đại lý Út Đồng chia sẻ cùng Trường Sinh Group.
Thành công từ hướng đi khác biệt
Với tình hình thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh thường xuyên diễn biến phức tạp, giải pháp tốt nhất hiện nay đó chính là sử dụng các sản phẩm, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Công ty Trường Sinh là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu các chế phẩm sinh học thay thế các loại hóa chất kháng sinh độc hại.
Từ đó nhiều Farm nuôi tôm công nghệ cao sử dụng các sản phẩm từ thảo dược Trường Sinh đang được nhân rộng và phát triển ở các tỉnh Miền Tây như Farm nuôi Đại Lý Út Đồng, Farm nuôi Lê Tấn Dùm…Đây là kết quả của hướng đi bền vững và hiệu quả để tăng giá trị con tôm.
Hiện nay, nhiều người nuôi trên địa bàn tỉnh miền Tây: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Thanh Hóa… đã rất thành công với phương pháp phòng bệnh từ thảo dược mang lại hiệu quả và năng suất cao. Đặc biệt, chất lượng tôm thành phẩm càng được khẳng định hơn trên thị trường xuất khẩu bởi tính an toàn, không tồn dư hóa chất kháng sinh mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và góp phần đưa ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển bền vững.
Tổng đài tư vấn Trường Sinh Group: 1900.56.56.81