- Trong quá trình nuôi phát hiện tôm thường kéo đàn chạy trong ao nuôi về một phía không chịu xuống đáy. Hiện tượng trên là do trong ao nuôi có khí độc hoặc đáy ao bị lạnh. Nếu trong ao chỉ một vùng, góc nào đó bị lạnh hoặc khí độc thì tôm thường bơi thành đàn đến nơi không có khí độc.
- Hiện tượng trên làm tôm sợ không xuống đáy mà phải bơi tầm trên mặt ao để tránh khí độc và lạnh. Trong ao nuôi trung bình 50 con thì có một con đầu đàn, khi con tôm đầu đàn chạy thì các con khác sẽ phải chạy theo. Khi phát hiện tôm chạy đàn phải lập tức điều trị sớm nếu để lâu ngày tôm sẽ nhiễm bệnh, nhiễm độc tố gan làm tôm chết đột ngột, rớt đáy và bị đốm trắng.
2. Cách điều trị
- Cấp cứu: Dùng thuốc TR 555 và SDK đánh trực tiếp xuống ao cho chạy quạt, liềudùng 2 lít SDK + 2 lít TR 555/1000m3 nước, dùng đúng như trên cho chạy quạt sau 2 giờ tôm sẽ trở lại bình thường không còn phân đàn nữa, có thể dùng bất cứ lúc nào khi tôm gặp sự cố.
- Hôm sau nên xử lý độc tố và kim loại nặng trong ao bằng TSB52, liều dùng 1 - 1,5kg/1000m3 nước kết hợp với vôi nóng đánh vào những nơi có nước lạnh. Nên đánh nhiều hơn vào những nơi có khí độc và khí lạnh vì đó là nơi có bọt khí nhỏ li ti hoặc bong bóng hay nổi lên và là nơi mà tôm né tránh không đến.
* Chú ý: Khi tôm bị bệnh thì các yếu tố môi trường thay đổi như: Tảo sụp, Kiềm, pH giảm thấp… Vì vậy khi điều trị bệnh bà con nên kết hợp cải tạo môi trường