Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

HIỂU ĐÚNG VỀ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM SÚ, TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

10/10/2022
Khi bà con thấy trên bề mặt ao nuôi tôm xuất hiện những sợi phân trắng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, đặc biệt tập trung nhiều ở cuối hướng gió, thì đó là dấu hiệu cho thấy tôm trong ao đang bị bệnh phân trắng.
Khi bà con thấy trên bề mặt ao nuôi tôm xuất hiện những sợi phân trắng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, đặc biệt tập trung nhiều ở cuối hướng gió, thì đó là dấu hiệu cho thấy tôm trong ao đang bị bệnh phân trắng.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng ở tôm nuôi

 
Phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng (White feces syndrome – WFS) là bệnh tôm thường gặp phải vào giai đoạn 40 – 70 ngày tuổi.

Các tác nhân điển hình gây ra bệnh phân trắng có thể kể đến như:
  • Vi khuẩn dòng Vibrio. Dòng vi khuẩn này ký sinh trong đường ruột của tôm và tiết ra độc tố khiến đường ruột của tôm bị hủy hoại. Đặc biệt nghiêm trọng trong những thời điểm tôm suy yếu do biến đổi môi trường. 
  • Thức ăn bị nấm mốc. Thức ăn để lâu ngày trong điều kiện ẩm ướt hoặc quá hạn sử dụng sẽ khiến cho các loại nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. Khi loại nấm này đi vào đường ruột tôm sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng và là tác nhân gây ra bệnh phân trắng ở tôm.
  • Do tảo độc trong ao như tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt gây ảnh hưởng đến gan tụy, đường mật, đường ruột tôm làm tôm không tiêu hóa được thức ăn dẫn đến ngộ độc, nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Các loại tảo này cũng cạnh tranh oxi trong ao với tôm, gây giảm chất lượng nước và khiến tôm bị bệnh.
  • Nồng độ các chất hữu cơ phân hủy trong nước ao cao do thức ăn thừa, xác tảo tàn gây ra khiến lượng khí độc NH3, NO2 trong ao tăng đáng kể khiến tôm hô hấp kém, ngộ độc và dễ mắc các loại bệnh.

2. Thường xuyên quan sát tôm để nhận ra biểu hiện của bệnh phân trắng

Khi tôm bị phân trắng, bà con sẽ có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như sau:
  • Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn
  • Gan nhạt màu, mềm nhũn, đường ruột tôm không còn màu nâu đen đậm như bình thường mà chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng
  • Mang tôm chuyển sang màu tối
  • Vỏ tôm mềm hơn so với ở tôm khỏe
  • Xuất hiện các sợ phân trắng màu vàng nâu trong nhá hoặc nổi lềnh bềnh trên mặt ao, thường sẽ dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió
 

3. Ảnh hưởng của bệnh phân trắng đến tôm nuôi
 

Bệnh phân trắng khiến cho đường ruột của tôm bị suy yếu, chức năng tiêu hóa thức ăn suy giảm đáng kể. Nếu không kịp thời điều trị, về lâu dài tôm sẽ chậm lớn, ốp thân, gây ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tôm thương phẩm khi xuất bán.

Nếu tình trạng cấp tính, tôm dễ bị rớt đáy lai rai, lượng tôm trong ao hao hụt dần dần.


4. Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng khi nuôi tôm

 



Phòng bệnh phân trắng cho tôm như thế nào?

 

Ông bà ta xưa có câu, phòng bệnh hơn trị bệnh. Điều này luôn đúng đối với toàn bộ thế giới sinh vật, từ cây cỏ, vật nuôi đến con người. Ở tôm cũng vậy, nếu phòng bệnh tốt, tôm sẽ phát triển nhanh, đồng đều, không bị gián đoạn và cho năng suất cao khi thu hoạch. Giai đoạn mắc bệnh là giai đoạn tôm tăng trưởng chậm, đường ruột bị hư hỏng dẫn đến việc chậm lớn về sau mặc dù đã điều trị khỏi.

Để phòng bệnh tốt cho tôm bằng sản phẩm thuốc thảo dược, bà con nên thực hiện theo quy trình chuẩn, cụ thể như sau:

Bước 1: Quản lý tốt chất lượng của môi trường ao nuôi tôm.

 

Để duy trì được môi trường nước ao nuôi tôm có chất lượng ổn định và phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của tôm, bà con cần thường xuyên thực hiện:

Cải tạo nền đáy ao: Đáy ao là nơi tôm thường xuyên lặn xuống để kiếm ăn và lột xác. Nhưng một điều không vui là, nơi đây lại là nơi ô nhiễm nhất trong ao vì tích tụ nhiều khí độc, ít oxi, chứa nhiều chất thải hữu cơ bị phân hủy, vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, nấm, virus) phát triển mạnh. Những yếu tố này sẽ gây bệnh cho tôm nếu không được cải tạo. Bà con nên sử dụng Men vi sinh xử lý đáy TS.01 kết hợp với TS B52 định kỳ để cải tạo nước và xử lý môi trường đáy ao.

Xử lý tảo tàn và chất hữu cơ phân hủy trong ao: Hạn chế lượng chất hữu cơ phân hủy trong ao nuôi bằng cách kiểm soát lượng thức ăn vừa đủ với nhu cầu ăn của tôm, cắt tảo kịp thời, sử dụng men vi sinh BIOSHARK để xử lý xác tảo tàn, xử lý khí độc NH3, NH4, NO2 do chất hữu cơ phân hủy gây ra.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng như vitamin C, khoáng chất GOLD MAX hoặc LIMISINE để giúp tôm khỏe mạnh, nhanh cứng vỏ sau lột xác.


Bước 2: Quản lý thức ăn

Thường xuyên kiểm tra chất lượng của thức ăn, kịp thời loại bỏ thức ăn đã hết hạn sử dụng, có dấu hiệu bị nấm mốc hoặc bị ô nhiễm, không cho tôm ăn những loại thức ăn này.

Cách điều trị bệnh phân trắng khi tôm có biểu hiện phát bệnh

 
Phác đồ trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ


Ngày thứ nhất, sử dụng Diệt khuẩn SDK hòa vào nước và tạt đều khắp ao với liều dùng 2 Lít/1000m3 nước, bật quạt đảo đều.

Sau từ 1-2h sử dụng TS 999 tạt đều với liều dùng 2 lít/1000m3 nước.

Trong khi đánh thuốc nên ngừng cho tôm ăn 1 ngày.

Ngày thứ 2, sử dụng TS 999 trộn vào thức ăn cho gâm đều rồi cho tôm ăn với liều dùng 30 – 50ml/1kg thức ăn, cho ăn từ 3 – 4 cữ/ngày và liên tục trong 3 ngày.

Khi bà con dùng đúng phác đồ, sau 3 ngày tôm sẽ khỏi bệnh, không bị ốp thân, nhẹ cân mà còn tăng trọng, tăng size. 

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới