Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

​Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm

13/05/2024
Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Các cơn mưa đầu mùa bất chợt gây ảnh hưởng đến ao nuôi tôm.
Các chỉ số môi trường thay đổi đột ngột
Nhiệt độ

Khi trời có mưa, nhiệt độ ao nuôi sẽ bị thay đổi đột ngột. Mưa sẽ làm nhiệt độ ao tôm giảm từ 3-5 độ C nên lượng thức ăn của tôm sẽ giảm đi, ít nhất là 30% so với thường ngày. Khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ C, sức ăn của tôm sẽ giảm trung bình khoãng 10%. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và trao đổi chất của tôm trong ao.

Đặc biệt, đối với các vùng sâu ở ao như đáy ao, hố xi phông,... nhiệt độ sẽ cao hơn so với về mặt nước. Tôm sẽ có xu hướng di chuyển đến đây để tránh ảnh hưởng của việc giảm nhiệt độ, đồng thời tránh những âm thanh khó chịu của mưa gây ra. Nhưng chính vì tập trung ở khu vực này, nơi mà có nồng độ oxy hòa tan thấp và nồng độ H2S cao nhất trong ao nên rất có hại tới sức khỏe tôm, khiến tôm nhiễm khuẩn, bệnh.

Độ pH
Đồng thời với việc giảm nhiệt độ, nước mưa cũng làm độ pH có trong ao giảm mạnh. Xuất hiện hiện tượng ao nuôi bị sụp tảo đột ngột, sản sinh ra lượng CO2, Oxy giảm nhanh. Và cũng tạo điều kiện tốt cho tảo lam phát triển nhanh chóng.

Oxy hòa tan
Oxy hòa tan là một yếu tố quan trọng cho tôm trong ao nuôi mỗi ngày, việc mưa bất chợt làm cho oxy hòa tan trong nước giảm thấp, các khí độc trong ao tăng cao ảnh hưởng đến tôm, nhất là bệnh đen mang ở tôm sẽ tấn công.

Độ mặn và độ cứng
Trong quá trình lột vỏ, nếu có mưa tôm sẽ không cứng vỏ do thiếu các ion Ca và Mg. Sự tỉ lệ thuận của nồng độ ion và độ mặn, độ cứng sẽ ảnh hưởng khi có mưa, xuất hiện việc tôm trong ao ăn thịt lẫn nhau, các mầm bệnh thay nhau phát triển nhanh chóng.
Các yếu tố chính ảnh hưởng ao nuôiThời tiết và khí hậu là những yếu tố chính ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.

Biện pháp để ứng phó khi có mưa ở khu vực nuôi tôm
Biện pháp đề phòng
- Trong giai đoạn này, ao nuôi cần phải được chèn, chống tránh trường hợp bị bung bạt đáy. Các dụng cụ như máy móc, giàn quạt, hệ thống oxy trên bờ được gom dọn và cần đặt ở những nơi khô ráo an toàn, tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát.

- Tạt vôi bờ ao hoặc đặt các bao CaCO3 (500 kg/ha) quanh bờ ao để khi mưa xuống sẽ hòa tan CaCO3 trước khi chảy vào ao, giúp duy trì pH, độ cứng và các ion hòa tan.

- Kiểm tra bờ ao tránh sạt lở, máy bơm, hệ thống sục khí, quạt nước, hệ thống điện.

Biện pháp ứng phó
- Bật tất cả các hệ thống quạt nước và sục khí duy trì hàm lượng ôxy bão hòa trong nước ao (~ 5 ppm).

- Giảm ít nhất 30% lượng thức ăn hoặc tạm ngừng cho ăn nếu mưa lớn.

- Xả bớt nước mặt.

- Kiểm tra pH thường xuyên trong lúc mưa để theo dõi. Nếu thấy giảm phải bón vôi trên bờ, dùng thêm Dolomite hoặc CaCO3. Có thể dùng vôi nóng hòa tan vào nước và tạt xuống ao.

- Biện pháp cải tạo ao, khắc phục sau khi mưa

- Cho ăn lại nhưng cần đảm bảo pH và hàm lượng ôxy hòa tan trong nước mức ổn định và phù hợp cho tôm.

- Tăng dần lượng thức tùy theo nhiệt độ và sản lượng tôm hiện có trong ao.

- Thêm Vitamin C, khoáng vào thức ăn cữ sáng, tối; bổ sung các thuốc hỗ trợ gan ruột vào trưa và chiều.

- Bổ sung khoáng và Kali vào trong nước.

Nuôi tôm dù thời tiết nắng nóng hay mưa lớn kéo dài cũng sẽ có mặt ảnh hưởng đến tôm, vì vậy bà con cần chủ động phòng chống và hiểu rõ cách xử lý khi có vấn đề xảy ra. Theo dõi bản tin thời tiết ở khu vực địa phương để đảm bảo rằng luôn sẵn sàng ứng phó!

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới