Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

Các Loại Tảo Trong Ao Nuôi Tôm

09/12/2022
Trong ao nuôi tôm là một quần thể sinh vật phong phú, đa dạng, đặc biệt là các loại tảo cùng nhau sinh sôi phát triển. Bên cạnh những loại tảo có lợi, tạo nguồn oxi và thức ăn cho tôm còn có nhiều loại tảo độc khiến sức khỏe tôm và chất lượng môi trường nước ao bị giảm sút. Trong bài viết này, mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại tảo có mặt trong ao nhé!

Các loại tảo có lợi

 

Tảo silic (hay còn gọi là tảo khuê)

 

tảo silic tảo khuê


Tảo silic hay tảo Khuê, tảo Cát là nhóm tảo có lợi trong ao nuôi, chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao là nguồn thức ăn rất tốt cho các ấu trùng của các sinh vật đáy.

Trong ao nuôi tôm sú thường xuất hiện nhóm tảo Silic như: Cheatoceros sp., Skeletonema sp., Nitzschia sp. và Navicula sp.

Khi tỉ lệ Nito/Phosphor lớn hơn 15/1 thì tảo Silic sẽ chiếm ưu thế, tức hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao nuôi ở mức thấp, khi tảo Silic chiếm ưu thế chúng sẽ làm cho nước có màu vàng lục hoặc vàng nâu.

Ở dạng đa bào tảo Silic sẽ có dạng chuỗi hoặc xoắn, khi chúng chiếm ưu thế sẽ vướng vào mang tôm gây cản trợ hô hấp của tôm, vì thế nên dạng tảo Silic đơn bào phát triển chiếm ưu thế trong ao nuôi sẽ tốt hơn dạng đa bào.

Tảo lục

 
tảo lục đơn bào trong ao nuôi tôm

Tảo Lục quyết định màu nước ao, khi quần xã tảo này phát triển chiếm ưu thế sẽ làm có nước ao có màu xanh nhạt.

Trong các ao nuôi tôm, nhóm tảo lục thường xuất hiện là: Scenedesmus sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp., Dunaliella sp., Oocyctis sp.,…

Khi hàm lượng Nito/Phosphor ở mức 7-14/1, tức hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình thì nhóm tảo Lục sẽ phát triển và chiếm ưu thế trong ao.

Tảo Lục là loại tảo có lợi, chúng không có độc tính, ngoài ra tảo lục Chlorella sp. còn có khả năng sinh ra chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp gây bệnh trên tôm.


Các loại tảo độc

 

Tảo lam

 
tảo lam

Tảo Lam (tảo xanh): phần lớn dưới dạng tập đoàn hay đa bào hình sợi, hình chuỗi hạt đơn hay phân nhánh. Đại đa số tế bào tảo lam dạng sợi – chuỗi hạt thường có tế bào dị hình (dị bào). Đối với thủy sản tảo lam được xem là tảo độc hại vì một số loài tiết ra chất độc và một số loài thường gây hiện tượng nở hoa trong nước. Trong ao nuôi, khi hàm lượng muối dinh dưỡng cao là điều kiện lý tưởng cho nhóm tảo lam phát triển, tỉ lệ N/P là từ 3-5/1 thì tảo lam sẽ phát triển chiếm ưu thế.

Trong ao nuôi tôm thường chỉ tìm thấy vài loài tảo lam, dựa vào đặc điểm hình thái, để đơn giản hơn tảo lam được chia thành 2 dạng là tảo lam dạng sợi và tảo lam dạng hạt. Tảo lam dạng sợi thường thấy như: Nostoc sp., Anabaena sp., Oscillatoria sp.,... Tảo lam dạng hạt thường thấy là Microcystis sp.,… Khi tảo lam xuất hiện nhiều trong ao nuôi sẽ làm cho tôm nuôi có mùi hôi, đồng thời còn là nhóm thải ra chất nhờn ở màng tế bào có thể gây tắc nghẽn mang của tôm. Một số trường hợp tôm bị phân trắng thường tìm thấy nhóm tảo này trong đường ruột tôm ở dạng chưa tiêu hóa.

Đối với ao tôm thì tảo lam là một trong những loại tảo độc trong ao nuôi tôm phổ biến. Sở dĩ gọi nó là tảo độc là vì một số loài tảo lam có khả năng tiết ra chất độc trong môi trường nước. Các chất độc này khiến ao tôm có mùi hôi, đồng thời có độ nhờn ở màng tế bào có thể gây tắc nghẽn mang của tôm, cản trở hô hấp của tôm. Ngoài ra nó cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa trong ao nuôi tôm.

Tảo mắt

 
tảo mắt

Tảo Mắt xuất hiện khi đáy ao nuôi bị nhiễm bẩn, chúng phát triển rất nhanh trong môi trường nhiều hữu cơ, khi tảo Mắt chiếm ưu thế sẽ làm cho màu nước ao có màu nâu đen hoặc xanh đậm.

Các loài tảo Mắt thường tìm thấy trong ao nuôi tôm cá gồm: Euglena sp., Eutrepteilla sp., Phacus sp., Trachaelomonas sp,..

Tảo Mắt có ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao, khi chúng chiếm ưu thế có thể làm tôm cá bị thiếu Oxy, gây ra hiện tượng nổi đầu, kéo đàn.

Tảo mắt là sinh vật chỉ thị của môi trường nhiễm bẩn hữu cơ, chúng sống trong môi trường phú dưỡng. Tảo mắt chủ yếu phân bố ở các thủy vực nước ngọt, một số ít loài sống ở nước lợ mặn. Tuy nhiên, trong các ao nuôi tôm cá khi đáy ao nhiễm bẩn thường tìm thấy một số loài như Euglena sp., Eutrepteilla sp., Phacus sp., Trachaelomonas sp.,… Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu trong các ao tù thường là váng tảo mắt.

Sự xuất hiện của tảo mắt trong ao nuôi báo hiệu nền đáy ao bắt đầu nhiễm bẩn, trong nuôi thâm canh là do thức ăn dư thừa nhiều, với các mô hình ít cho ăn khi xuất hiện nhóm tảo này là do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do nền đáy đã nhiễm bẩn từ trước. Trong điều kiện thuận lợi nhiều hữu cơ, tảo mắt tăng sinh khối rất nhanh ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao và làm nhiễm bẩn thêm môi trường nước ao. Khi tảo mắt phát triển với mật độ cao chiếm ưu thế trong ao nước sẽ có màu xanh rau má, một số trường hợp có màu nâu đen.

Tảo giáp

 
tảo giáp

Tảo Giáp hay tảo Đỏ chỉ có 10% sống ở nước ngọt còn lại chủ yếu sống ở nước mặn. Chúng có dạng hình cầu hoặc hình sợi có roi.

Sự xuất hiện của tảo Giáp trong ao nuôi thường là do cấp nước từ nguồn nước bên ngoài có chứa tảo Giáp.

Nước ao nuôi sẽ có màu đỏ và các váng màu nâu đỏ nổi trên mặt nước khi mật độ tảo Giáp cao. Tảo Giáp chiếm ưu thế là do mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do đáy ao ô nhiễm nặng.

Tôm ăn phải loại tảo này sẽ bị bệnh đường ruột như tắt nghẽn đường ruột, phân đứt đoạn,.. do chúng không tiêu hóa được tảo Giáp. Ngoài ra tảo Giáp chiếm ưu thế còn làm cho tôm bị nổi đầu vào lúc đêm và sáng sớm.

Đọc thêm: Cách xử lý tảo lam, tảo giáp trong ao nuôi tôm

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới