Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

Cách Xử Lý Tảo Lam, Tảo Giáp Trong Ao Nuôi Tôm

12/12/2022
Các loại tảo độc bao gồm tảo lam, tảo giáp, tảo mắt khiến chất lượng nước ao xấu đi, cản trở nhiều đến sự phát triển của tôm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách cắt tảo độc, trả lại nguồn nước ao nuôi trong sạch cho tôm.
Nguyên nhân khiến tảo độc phát triển quá mức trong ao tôm

Trong nuôi tôm thâm canh, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng nước ngày càng xấu đi là do thức ăn dư thừa và lượng chất thải của tôm quá nhiều. Dấu hiệu nhận biết thức ăn dư thừa là nước trở nên xanh đột ngột, hàm lượng NH4 tăng bất thường, tôm hoạt động yếu hơn… Lúc này cần điều chỉnh lượng thức ăn, cho ăn từ đủ đến thiếu hoặc có thể cắt cữ ăn trong ngày để giảm thiểu lượng hữu cơ do thức ăn thừa gây ra.

Càng về cuối vụ thì tỷ lệ N/P trong nước càng giảm là do N lắng đáy, do vậy ngay từ tháng nuôi đầu tiên ao nuôi cần được bổ sung chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas để chuyển hóa chất gây độc như NH3, NO2- thành dạng không độc như NO3-, NH4+

Lưu ý: Nitrosomonas và Nitrobacter là vi khuẩn mẫn cảm với ánh sáng, khoảng pH thích hợp cho Nitrosomonas là 7,8 -8 Nitrobacter là 7,3 – 7,5. Vi khuẩn Nitrobacter sẽ tăng trưởng chậm hơn ở pH cao đặc trưng của các ao nuôi tôm giai doạn sống. Nitrosomonas có khả năng sống ở những nơi có hàm lượng NH3 tương đối cao (như bùn đáy ao).
Vào giai đoạn 2 tháng tuổi trở đi, tảo giáp và tảo lam tảo thường có tình trạng phát triển quá mức và chiếm ưu thế…, có hiện tượng nước nổi bột khó tan, tôm bị stress nên sử dụng sản phẩm có chất Yucca Schidigera, kết hợp Zeolite để giảm bớt khí độc do tảo sinh ra. Mặt khác, nước trước khi cấp vào ao nuôi phải được xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn như Chlorine, BKC, Formaline… để giảm mật độ tảo của nước sau khi cấp.

Thả ghép cá rô phi với tôm trong ao. Cá rô phi thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy. Cá có thể tiêu hóa tảo trong đó có tảo sợi và thực vật lớn nhờ vào nhiều răng mịn ở hầu; môi trường dạ dày của cá rô phi có tính axít cao (pH thường dưới 2) làm cho những tế bào của tảo và vi khuẩn dễ vỡ ra. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30 – 60% đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo lam, tảo lục, làm giảm sinh khối của loài tảo này, hạn chế hiện tượng màu nước ao nuôi trở nên xanh đậm hoặc xanh đen, dày đặc… giúp ổn định màu nước. Đặc biệt, trong những ao có nuôi cá ít khi có tình trạng nước phát sáng.

 

3 cách cắt tảo độc trong ao nuôi tôm


Cắt tảo bằng Vôi

Vôi có nhiều tác dụng trong xử lý môi trường, đặc biệt có thể dùng để cắt tảo độc, khi thấy ao nuôi có nhiều tảo độc bà con sử dụng vôi nung để xử lý bằng cách ngâm vôi hoặc vỏ sò vào lúc 2h chiều, chờ đến 3h sáng thì mang vôi tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/1000 m3 nước, thực hiện liên tiếp trong 2 ngày.

Cắt tảo bằng vôi nung cần thực hiện vào trời mát, tốt nhất là ban đêm để giảm bớt ảnh hưởng của vôi đối với tôm, nếu ao nuôi lót bạt thì sau khi sử dụng vôi cắt tảo bà con nên si-phông đáy ao để tránh tình trạng vôi lắng tụ dưới đáy ao.

Chi phí khi sử dụng vôi để cắt tảo thấp nên sẽ tiết kiệm, tuy nhiên sử dụng vôi cắt tảo có nhiều nhược điểm như: cắt tảo tức thời không lâu dài vì ao thừa dinh dưỡng tảo sẽ phát triển mạnh trở lại, vôi cũng làm tăng độ kiềm của nước ao ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác,…

 

Cắt tảo bằng Đồng Sunfat (CuSO4)


Đồng Sunfat là hóa chất được sử dụng để diệt các loại ốc, hến, con hai mãnh vỏ. Ngoài ra còn dùng để diệt các loại tảo độc như tảo lam, tảo mắt, tảo giáp (tảo đỏ)… trong ao nuôi rất hiệu quả.

Ưu điểm khi cắt tảo bằng Đồng Sunfat là dễ thực hiện, hiệu quả ngay sau khi sử dụng.

Nhược điểm là dễ làm sụp tảo, mất tảo nếu quá liều lượng quy định, tảo độc sẽ sớm phát triển trở lại do ao nuôi vẫn đang có rất nhiều chất dinh dưỡng dư thừa.

 

Cắt tảo bằng vi sinh


Sử dụng vi sinh để cắt tảo là giải pháp được khuyên dùng vì an toàn và đạt hiệu quả cao.

Cơ chế cắt tảo bằng vi sinh rất đơn giản đó là bổ sung một lượng lớn các vi khuẩn Bacillus spp vào ao nuôi, chúng sẽ sinh sôi và cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo độc, từ đó làm giảm nguồn dinh dưỡng khiến cho tảo độc giảm dần số lượng từ đó không có khả năng gây hại cho tôm.

Sản phẩm TS B52 chuyên xử lý tảo độc sẽ giúp giải quyết triệt để vấn đề tảo độc trong ao nuôi tôm cho bà con. Dùng cắt tảo, giảm tảo độc ao nuôi (tảo lục, tảo đỏ, tảo lam,…) liều lượng 2kg/1000m3 nước tuỳ theo mật độc tảo trong ao (chạy quạt liên tục để phát huy hết hiệu quả của vi sinh). Sau đó kết hợp với TS 777 chứa nhiều chủng vi sinh giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ, thức ăn thừa, xác tảo tàn.

Tảo độc phát triển mạnh ở giai đoạn từ tháng thứ 02 trở đi, do lượng thức ăn dư thừa và chất thải của tôm cá,.. gây ra. Chính vì thế để hạn chế tảo độc trong ao nuôi tôm bà con cần phải giảm bớt lượng chất dinh dưỡng trong ao bằng cách: nếu ao lót bạt thì nên thường xuyên si-phông, quản lý thức ăn tránh cho ăn dư thừa, cấy men vi sinh xử lý đáy ao thường xuyên để làm đáy ao sạch, giảm khí độc,..

 

Cắt tảo ban đêm hay ban ngày?


Khi thực hiện cắt tảo xanh trong ao tôm, bạn cũng cần chú ý đến thời gian xác định để việc diệt tảo xanh được tối ưu nhất. Theo đó, nhiều người thường thắc mắc, cắt tảo ban đêm hay ban ngày? Câu trả lời đó chính là nên thực hiện vào ban đêm bởi vì lúc này tôm vận động ít hơn, khi tiến hành cắt sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của tôm. 
Lưu ý, trong quá trình thao tác xử lý tảo xanh ao tôm, nếu bạn tiếp xúc với các hóa chất, bạn nên sử dụng các thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn. Bạn nên sử dụng thêm các thiết bị chiếu sáng để bạn có thể quan sát rõ các vị trí quan trọng để xử lý tảo xanh trong ao tôm.

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới