Đường ruột tôm khỏe mạnh sẽ giúp tôm lớn nhanh
Đường ruột tôm là bộ phận vô cùng quan trọng vì đó là nơi giúp hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn. Đường ruột khỏe, tôm tiêu hóa tốt sẽ lớn nhanh, sức đề kháng tốt và tăng khả năng chống chịu với những biến động từ môi trường.
Tuy nhiên, đường ruột tôm cũng là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng trong trường hợp thức ăn hoặc nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm. Các dòng vi khuẩn có hại như vi khuẩn Vibrio, Gregarines, các loại tảo độc trong ao xâm nhập khiến cho chức năng ruột bị ảnh hưởng, rối loạn, đường ruột bị tổm thương, hậu quả là dẫn đến hàng loạt các biểu hiện như phân trắng, trống đường ruột, đường ruột gấp khúc.
Khi tôm gặp các vấn đề về đường ruột sẽ dẫn đến bỏ ăn, hấp thu kém, nếu để lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ khiến tôm chậm lớn, còi cọc, ốp thân, sản lượng thu hoạch sụt giảm.
Nguyên nhân dẫn đến tôm bị bệnh đường ruột
Nguyên nhân chính khiến tôm gặp các vấn đề về đường ruột đó là do nguồn nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm. Trong nước ao bẩn sẽ tồn tại các mầm bệnh tấn công vào hệ tiêu hóa của tôm, trong đó có thể kể đến như:
- Ao nuôi có nhiều chất hữu cơ phân hủy xuất phát từ thức ăn dư thừa, tảo tàn và xác tôm chết sinh ra nhiều loại khí độc gây hại như NH3, NO2
- Các loại vi khuẩn gây bệnh như Nhóm vi khuẩn Vibrio spp bao gồm V. harveyi , V. alginolyticus , V. campbellii và nhất là V. parahaemolyticus.
- Ký sinh trùng Gregarines: Gregarine ký sinh gây tổn thương ruột, tắc nghẽn ruột, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra nhiều bệnh khác trong đó phổ biến nhất là bệnh phân trắng trên tôm.
- Độc tố nấm mốc cũng gây ra những dấu hiệu tương tự trên đường ruột tôm.
Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh đường ruột
- Tôm giảm ăn rõ rệt.
- Tôm ít ăn chậm lớn.
- Tôm bị hoại tử, đỏ đường ruột, đường ruột loãng làm cho tôm không hấp thụ được thức ăn.
- Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột.
- Phân tôm bị đứt khúc, đường phân bị cong.
- Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.
- Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác thuống với màu phân bình thường
Biện pháp phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng
Việc theo dõi các yếu tố chất lượng nước và chất dinh dưỡng có tầm quan trọng cao để tránh nhiễm Vibriosis do hoạt động trao đổi chất của chúng. Đặc biệt, nhiệt độ nước, độ mặn và mức độ phú dưỡng của tảo là những nguyên nhân có thể dẫn đến sự căng thẳng và cuối cùng là tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh ở tôm.
- Theo dõi chặt chẽ thức ăn trên nhá; không để dư thừa. Khi thăm nhá nên kiểm tra đường ruột tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh như TS.01 để phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao, làm sạch ao, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
- Nếu nước ao quá ô nhiễm, nên thay dần nước đã qua xử lý từ ao lắng, 1 lần thay không quá 20% nước ao. Sau đó tạt vôi để giữ pH và tăng kiềm
- Bổ sung Men tiêu hóa Trường Sinh vào thức ăn cho tôm để cung cấp hệ vi sinh có lợi cho đường ruột, tăng cường sức khỏe cho tô m bằng các sản phẩm vitamin tổng hợp và C định kì (tôm nhỏ 7 ngày/lần. tôm trên tháng tuổi 5 ngày/lần, tôm trên 50 ngày tuổi 3 ngày/lần).
- Giảm tối đa việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh đường ruột vì khi dùng kháng sinh, bệnh có thể khỏi nhanh chóng nhưng sẽ tái phát nhiều lần do đường ruột bị suy yếu.
Tham khảo phác đồ điều trị bệnh đường ruột trên tôm tại đây