Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

ỨNG DỤNG CÁC LOẠI CÂY THẢO DƯỢC VÀO NUÔI TÔM

02/11/2021
Từ lâu đời các loại thảo dược mang tính ứng dụng cao trong đời sống con người, với nhiều tính năng nổi bật, dược tính của nhiều cây thảo dược được nghiên cứu và ứng dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản, mang lại những thành công lớn trong những năm qua đặc biết đối lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp.
Một số loại thảo dược được ứng dụng nhiều trong nuôi tôm như Tỏi, nhân trần, diệp hạ châu, cây cỏ lào (cộng sản)… là những cái tên quen thuộc thường được dùng để phòng tránh và điều trị một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi. Tuy nhiên vẫn có nhiều bất cập khi bà con tự làm thuốc thảo dược theo kinh nghiệm và truyền miệng nên gặp nhiều khó khăn như: bà con chưa nắm rõ được tác dụng của từng cây thảo dược, cách chế biến, liều lượng cho ăn như thế nào cho phù hợp, và cách làm mất đi độc tính trong một số cây thuốc thảo dược, chính vì vậy chúng ta cần phải có những công thức phù hợp, cách chế biến và liều lượng sử dụng để thảo dược đạt hiệu quả tối ưu nhất.
  • Cách sử dụng Tỏi trong nuôi tôm
Tỏi là một loại gia vị được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên, tỏi còn được sử dụng nhiều trong nuôi tôm nhằm phòng trị bệnh đường ruột, phân trắng, đốm trắng, gan tụy.,... những đa số nhiều người chưa biết chế biến đúng cách nên không phát huy hiệu quả tối đa của loại thần dược này. Với cách cho tôm ăn tỏi dưới đây không những giúp ngăn ngừa dịch bệnh mà còn giúp tôm tăng trưởng nhanh chóng. 
Dùng tỏi tự chế biến thì phải được xay nhuyễn trộn cho động vật thủy sản ăn ngay với liều dùng 3 - 5 g tỏi/kg thức ăn. Chất Alicin trong tỏi là kháng sinh sẽ phát giác gây tác dụng phụ làm tôm cá rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột khi cơ quan tiêu hóa bị trống rỗng. Vì vậy không sử dụng tỏi cho tôm ăn lúc đói. Nếu dùng tỏi nên bổ sung vào bữa ăn cuối cùng trong ngày. Tỏi có bản chất là kháng sinh. Vì vậy, ngoài việc trị các vi khuẩn gây bệnh, nó còn diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Để khắc phục điều này, chúng ta nên sử dụng chế phẩm sinh học bao gồm các vi khuẩn sống có lợi để tăng cường sức khỏe cho tôm tốt hơn. Nên dùng các sản phẩm tinh dầu tỏi chiết xuất từ tỏi tươi. Nếu dùng bột tỏi thì hiệu quả thấp hơn. 
  • Cách sử dụng cây diệp hạ châu (cây chó đẻ)
Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ là loài có dược tính mạnh nhất và chứa nhiều hoạt chất quan trọng có ích trong việc điều trị bệnh cho người và cả động vật, nuôi trồng thủy sản. Với ngành nuôi tôm, thực tế đã ghi nhận là có nhiều hộ nuôi đã sử dụng cây chó đẻ để phòng trị bệnh cho tôm bằng cách đun cô đặc với nước sau đó trộn vào thức ăn. Xuất phát từ khả năng trị bệnh gan trên con người, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên tôm nuôi.

Những tác dụng của diệp hạ châu trong nuôi tôm: Hỗ trợ điều trị viêm gan, phòng chống bệnh lý về gan; hỗ trợ hệ miễn dịch trong cơ thể; tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể; hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa; hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp.

Cách dùng diệp hạ châu trong nuôi tôm: Dùng diệp hạ châu phòng bệnh teo gan, đốm trắng cho tôm và nâng cao sức đề kháng cần làm như sau: Lấy diệp hạ châu mang về đun nước cô đặc và dùng nước cô đặc này trộn vào thức ăn cho tôm. Diệp hạ châu có vị đắng nên bước đầu bạn nên trộn liều lượng ít để quen dần; liều lượng trộn khoảng 5gam/kg thức ăn. Sau đó bạn tăng lên 8gam/kg thức ăn hàng ngày.

  • Cách sử dụng cây cộng sản trong nuôi tôm.
Cây cộng sản có vị cay, hôi và tính ấm có tác dụng: sát trùng, khử khuẩn, chống viêm, kháng khuẩn, chống độc, đặc biệt trị phân trắng trên tôm. Cho cây cộng sản vào nồi, đổ nước lấp xấp, đun sôi. Khi nước sôi để tiếp thêm 15 phút, Cho nước vào xô, để nguội rồi trộn vào thức ăn cho tôm ăn liên tục 2 ngày bệnh phân trắng sẽ hết.
  • Ứng dụng các loại thuốc thảo dược vào nuôi tôm.

Việc tìm kiếm các loại cây dược liệu đúng nguồn gốc, chế biến đúng cách để phát huy hết tính năng của dược liệu không hề đơn giản, để tiết kiệm được thời gian, công sức và ứng dụng thảo dược vào nuôi tôm một cách hiệu quả chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược, được kết hợp các loại dược chất từ nhiều cây dược liệu khác nhau tác động đến từng cơ quan bộ phận trong cơ thể tôm. Bà con có thể nghiên cứu các loại thuốc thảo dược như: TS 999, LENMETESONRE, TS 1001, Lâm sinh thảo để phòng trị các bệnh lý về gan và đường ruột trên tôm.
 

ĐẶT HÀNG NGAY TẠI ĐÂY!

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới