Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

Kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong NTTS

20/07/2020
Việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong NTTS sẽ dẫn đến khả năng tồn dư hóa chất trong thực phẩm. Lượng tồn dư này khó loại bỏ trong quá trình chế biến, bảo quản, nếu tích tụ sau một thời gian sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, làm giảm uy tín của NTTS Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thực tiễn sản xuất

Theo thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ NN&PTNT, tổng số sản phẩm được cấp phép lưu hành theo “Phụ lục IC: Danh mục thuốc thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam” là 1.711 sản phẩm với 1.586 sản phẩm được sản xuất trong nước và 125 sản phẩm nhập khẩu do 107 công ty, doanh nghiệp sản xuất trong nước. Bao gồm 538 sản phẩm dùng khử trùng; 508 sản phẩm có chứa kháng sinh; đáng chú ý một số sản phẩm này có chứa trên hai loại kháng sinh khác nhau; có kèm theo vitamin và khoáng; 364 sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng, tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn dưới dạng hỗn hợp vitamin, axit amin, khoáng, enzyme; 162 sản phẩm dùng để trị ký sinh trùng, nấm; 13 sản phẩm diệt tạp chủ yếu là Saponin và Rotenone và 1 sản phẩm là kích dục tố (HCG).

Ảnh minh họa

Việt Nam nhập khẩu thuốc thú y thủy sản thông qua 63 công ty hoạt động trong nước với 125 sản phẩm. Các nước có 1 - 3 sản phẩm nhập vào Việt Nam là Mexico, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Đức, Na Uy, Hà Lan, Scotland và Mỹ. Ngoài các nhóm sản phẩm tương đồng với các sản phẩm được sản xuất trong nước, đáng chú ý là trong số các sản phẩm nhập khẩu có những sản phẩm công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được như một số vaccine vi khuẩn, virus bất hoạt như sản phẩm được đăng ký mã hiệu JPN.TS2-3 là vi khuẩn Streptococcus iniae chủng S17E, virus Iridovirus chủng RIE-124 dùng để phòng bệnh do Streptococcus iniae và Iridovirus gây ra trên cá chẽm (cá vược).

Chất xử lý môi trường có 43 sản phẩm nhập khẩu thông qua 21 công ty từ 4 quốc gia được lưu hành là Thái Lan, Mỹ, Đài Loan và Ấn Độ lần lượt với 31, 9, 2 và 1 sản phẩm.

 

Lo ngại tồn dư trong thủy sản

Thực tế có thể thấy, có quá nhiều sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau nhưng hoạt chất và mục đích sử dụng giống nhau đã được cấp phép; nhiều sản phẩm dùng để khử trùng trong danh mục thuốc thú y cũng có công dụng và cách dùng tương tự như sản phẩm cho phép lưu hành để xử lý môi trường như BKC, Iodine, Chloramin T…; điều này gây nhầm lẫn cho các đại lý nhỏ lẻ và người sử dụng. Cùng với đó, có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, quy mô nhỏ nên khó quản lý được chất lượng và việc cạnh tranh không lành mạnh khó tránh khỏi. Theo đó, cần phải có giải pháp xây dựng được cơ chế gắn kết những nhà sản xuất và cung ứng thuốc, hóa chất với người nuôi, với doanh nghiệp chế biến để giảm thiểu tối đa tồn dư, đảm bảo uy tín của sản phẩm nuôi trồng trên thị trường quốc tế và người tiêu dùng trong nước.

Sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong NTTS sẽ dẫn đến khả năng tồn dư hóa chất trong thực phẩm. Lượng tồn dư này khó loại bỏ trong quá trình chế biến, bảo quản, tích tụ sau một thời gian sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như Chloramphenicol, Oxytetraxycline…

Để hạn chế tác động tiêu cực, nhiều hóa chất cũng đã bị cấm hay hạn chế sử dụng trong ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng đã được Bộ NN&PTNT ban hành trong Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT về Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và trong thú y.

Theo Cục Thú y (2018), 7 loại kháng sinh đã được kiểm tra với tổng cộng 140 lượt thử cho kết quả 100% vi khuẩn phân lập kháng với Amoxiciline, một số kháng sinh khác cũng bị kháng với tỷ lệ cao như Doxycycline, Trimethoprim-Sulfamethoxazol

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới