Nguồn gốc sinh ra khí độc
Bên cạnh nguồn khí độc có sẵn trong nguồn nước cấp đầu vào từ kênh, sông hoặc từ môi trường như: nước mưa, không khí ô nhiễm thì nguồn sinh ra khí độc nhiều nhất là từ quá trình nuôi tôm: từ phân hủy thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn, tảo tàn, các chất hữu cơ khác đưa xuống ao. Theo nghiên cứu, tôm chỉ hấp thu 30% đạm trong thức ăn tôm chuyển thành cơ thịt con tôm, còn lại bị thải lại vào trong nước. Như vậy, nếu thức ăn có độ đạm càng cao, thì tạo ra khí độc sẽ càng cao trong nước.Sản phẩm Men ủ SL Pond Clead của Trường Sinh Group là giải pháp hiệu quả hiện nay. Ảnh: Trọng Tín
Các phương xử lý khí độc phổ biến
Hiện nay, đối với những trang trại nuôi công nghệ cao, được đầu tư tương đối bài bản người nuôi đều có kiến thức và hiểu rõ về ảnh hưởng của khí độc lên sự tăng trưởng và đặc biệt là khả năng tôm về size lớn. Do vậy, khi tôm vào giai đoạn 2 hoặc sau 30 ngày, hầu hết các trang trại sẽ sử dụng 1 hoặc các cách để xử lý như: sử dụng men vi sinh, kết hợp thay nước, sử dụng Yucca/ Zeolite khi thấy khí độc xuất hiện.Sử dụng men vi sinh: Quy trình sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm được xem là một cách thức quen thuộc, người nuôi tôm sử dụng vi sinh nhằm mục đích:
– Xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn…;
– Hạn chế sự phát triển của tảo, ức chế vi sinh vật gây bệnh;
– Tạo màu nước đẹp, ít váng, nhớt bề mặt nước và bề mặt bạt, giảm tần suất nạo vét đáy ao;
– Giúp phòng ngừa và giảm hình thành các khí độc;
Cơ chế của phương pháp này chủ yếu dùng các dòng dị dưỡng, nấm men hoặc chủng quang hợp để tăng cường quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Cách này giúp kiểm soát chất lượng nước, giảm lượng NH3 và NO2– sinh ra, nhưng chưa thể xử lý được triệt để được lượng NH3 và NO2– trong ao.
Giải pháp sử dụng sản phẩm Men sống SL Pond Clear được nhiều người nuôi lựa chọn để xử lý khí độc
Sử dụng chất hấp thụ khí độc: Bên cạnh men vi sinh, các hoạt chất được sử dụng để hấp thụ khí độc như Yucca, Zeolite, để giảm nồng độ khí độc trong nước. Với cơ chế của Yucca/Zeolite hấp thụ và giảm NH3 nên NO2– vẫn chưa được xử lý triệt để. Do vậy, cách này sử dụng tốt nhất là khi đo thấy nồng độ NH3/NH4+ cao, chưa thấy NO2– hoặc đang còn thấp. Phương pháp thay nước: Là phương pháp dễ làm, giảm nhanh khí độc nhất, phù hợp với những vùng nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt. Nhưng nhược điểm tốn chi phí nước, hóa chất, men vi sinh bổ sung lại và không xử lý được gốc rễ, nước sau khi thay khí độc vẫn tăng cao trở lại. Mặt khác, ngày nay ở một số vùng thiếu nước nuôi, lượng nước tại kênh rạch hay nước biển đều đã chứa NO2–, hay hiện trạng mất điện liên tục thì việc xử lý nước, bơm nước gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí.
Ứng dụng 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter: Nitrosomonas và Nitrobacter được biết đến là 2 chủng vi khuẩn tự dưỡng có nhiệm vụ tham gia vào quá trình chuyển hóa NH3/NH4+ –> NO2– –> NO3– (ít độc). Trong tự nhiên, 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter thường có sẵn nhưng với mật độ rất ít. Nhiều công ty và các nhà khoa học đã nghiên cứu việc ứng dụng 2 chủng này vào ao nuôi, nhằm xử lý và chuyển hóa và giảm lượng NH3 và NO2– trong ao.
Sơ đồ quá trình Nitrat hóa trong ao tôm
Do đó, việc ứng dụng hiệu quả hai chủngvi sinh vật là Nitrosomonas và Nitrobacter vào ao nuôi để tăng thúc đẩy quá trình chuyển hóa và xử lý khí độc, ngăn chặn hiện tượng khí độc tăng cao, hạn chế tình trạng tôm rớt cục thịt và ảnh hưởng đến toàn bộ tôm nuôi là điều hữu ích và cần thiết cho bà con nuôi tôm. Tuy nhiên, Nitrosomonas và Nitrobacter là hai chủng tự dưỡng có thời gian sinh khối tế bào chậm hơn các chủng dị dưỡng, kích thước nhỏ nên khó khăn trong việc phân lập, sản xuất cũng như bảo quản. Khác với các chủng vi sinh dị dưỡng thông thường khác có thể sản xuất dạng bột, hai chủng Nitrosomonas và Nitrobacter hoạt động theo cơ chế không hình thành bào tử. Đó là trở ngại lớn nhất trong việc phân lập, sản xuất và bảo quản.
Sản phẩm đảm bảo phù hợp với các điều kiện trong ao tôm, là yếu tố tác động đến hoạt động và hiệu quả xử lý của sản phẩm, có 3 yếu tố quan trọng nhất là: hàm lượng ôxy, pH, độ kiềm và hàm lượng NH3, NO2 trong ao. Trong đó, hàm lượng ôxy trong ao đảm bảo > 3 mg/l (tối ưu là > 4 mg/l), pH = 7-8,5 (tối ưu là 7,5-8) và độ kiềm > 120 mg/l (tối ưu là 150 mg/l).
Sản phẩm Microbe-Lift AQUA N1 là vi sinh dạng lỏng chứa 2 chủng vi sinh sống Nitrosomonas và Nitrobacter, khi vào ao kích hoạt nhanh, thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra mạnh mẽ, giảm nồng độ khí độc trong ao nuôi tôm. Dưới đây là biểu đồ dải pH hoạt động của 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter:
Hình trên thể hiện kết quả nghiên cứu cho thấy pH riêng biệt cho Nitrosomonas hoạt động hiệu quả nhất trong khoảng 7,1 – 8 và Nitrobacter hoạt động hiệu quả nhất trong khoảng 7,4 – 8,1. Do đó, chúng ta cần kiểm soát pH ao nuôi khoảng 7 – 8,5 là tối ưu cho tôm phát triển.
Với tình hình thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh thường xuyên diễn biến phức tạp, giải pháp tốt nhất hiện nay đó chính là sử dụng các sản phẩm, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Công ty Trường Sinh Group là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu các chế phẩm sinh học thay thế các loại hóa chất kháng sinh độc hại.
Hiện nay, nhiều người nuôi trên địa bàn cả nước đã rất thành công với phương pháp phòng bệnh từ thảo dược của Trường Sinh Group mang lại hiệu quả và năng suất cao. Đặc biệt, chất lượng tôm thành phẩm càng được khẳng định hơn trên thị trường xuất khẩu bởi tính an toàn, không tồn dư hóa chất kháng sinh mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và góp phần đưa ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển bền vững.