Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

CHỦ ĐỘNG BẢO VỆ TÔM NUÔI ỨNG PHÓ VỚI BÃO NORU

27/09/2022
Bão Noru dự kiến đổ bộ từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định ngày 28/9, mạnh cấp 12-13, giật cấp 14, là một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây. Việc bão Noru đổ bộ vào đất liền kèm theo sức tàn phá lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các ao nuôi tôm của bà con.
Bão Noru dự kiến đổ bộ từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định ngày 28/9, mạnh cấp 12-13, giật cấp 14, là một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây. Việc bão Noru đổ bộ vào đất liền kèm theo sức tàn phá lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các ao nuôi tôm của bà con.


Thiệt hại do mưa bão gây ra cho ao tôm

 


Nhiệt độ nước ao giảm đột ngột

Nước mưa có nhiệt độ thấp hơn so với nước ao nuôi. Sau những trận mưa lớn, nước ao sẽ giảm từ 3 – 5 độ C. Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ làm tôm bỏ ăn hoặc giảm ăn 30% so với bình thường. Bên cạnh đó, tiếng ồn do mưa lớn gây ra ở tầng nước trên bề mặt sẽ khiến tôm sợ hãi và lặn xuống dưới đáy ao. Nơi đây ấm hơn, yên tĩnh hơn. Vì vậy, bà con cần có biện pháp nhanh chóng xả bỏ tầng nước trên bề mặt ao sau khi trận mưa lớn chấm dứt. Một biện pháp khác là bật quạt chạy đều liên tục để tránh phân tầng nước ao. Tôm dễ bị stress và bị bệnh.

Độ pH giảm

Nước mưa có tính axit, tức là độ pH cao hơn so với độ pH của nước ao. Thông thường, độ pH của nước mưa dao động trong khoảng từ 6 – 6.5, trong khi đó, nước ao có độ pH từ 7.5 – 8.5. Độ pH giảm đột ngột sẽ làm cho tảo trong ao tàn nhanh chóng, để lại nhiều xác tảo, đồng thời kích thích sự phát triển của tảo lam (một loại tảo độc cho tôm). Tảo tàn khiến lượng oxi trong nước ao nhanh chóng sụt giảm gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm. Tảo tàn phân hủy tạo ra khí độc NH3, NO2 gây độc cho tôm, gây hiện tượng đen mang, thối mang.

Đối với bà con nuôi tôm trong ao đất, gió mạnh làm cuốn trôi đất cát trên bờ xuống ao khiến nước ao bị đục, tăng sinh lượng khí độc NO2, NH3. Bề mặt nước ao bị xáo động mạnh.
Độ pH thay đổi cùng lượng khí độc tăng sinh khiến tôm lột xác nhiều lần hơn, tôm dễ bị bệnh hơn.

 

Chủ động đề phòng trước khi mưa bão diễn ra

 

Trước mùa mưa bão bà con cần kiểm tra và tu bổ lại bờ ao cho chắc chắn, bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất hàng năm 0,5m. Cần phát quang cây xung quanh bờ ao để tránh khi bão cành, lá cây rơi xuống ao làm ô nhiễm ao nuôi, đồng thời phòng khi gió lớn gây đổ cây vỡ bờ ao. Ao nuôi phải thiết kế có ống xả tràn khi nước trong ao quá lớn, hoặc chủ động tháo nước trong ao đề phòng mưa nhiều nước tràn bờ.

Chủ động chuẩn bị lưới, đăng chắn, cọc tre để cắm khi nước tràn hoặc vỡ bờ tránh thất thoát tôm nuôi. Khơi thông dòng chảy ở các sông, mương xung quanh ao để việc thoát nước được dễ dàng. Khi mưa lũ xảy ra cần tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh phù hợp như bón vôi để ổn định môi trường, điều chỉnh màu nước hoặc thay nước khi cần thiết.

Để hạn chế hiện tượng giảm độ mặn đột ngột trong ao nuôi tôm, người nuôi phải có kế hoạch điều tiết nước như trước khi mưa to cần phải lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao và để mực nước trong ao cao nhất. Trong khi mưa nên tránh các hoạt động làm xáo trộn nước trong ao nuôi và sau khi mưa cần nhanh chóng rút bớt nước ở tầng mặt của ao bằng cách tháo các cửa phai của cống thoát. Đối với các vùng đất bị chua phèn, rắc vôi quanh bờ phòng nước trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi.
Đồng thời chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng khi điện lưới bị mất. Các vùng nuôi tôm trên cát chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão từ biển đổ vào, người nuôi cần phải quan tâm đến việc củng cố ao nuôi vững chắc, chủ động nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Tích cực áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho tôm khi thời tiết thay đổi bất thường.


Nên làm gì trong khi mưa bão diễn ra


Để  hạn chế thiệt hại do mưa trái mùa, người nuôi cần tăng cường chạy quạt, rút bỏ  lớp nước mặt ngay trong khi mưa. Đối với ao nuôi tôm vùng đất phèn thì rút bỏ  cả nước mặt và lớp nước đáy, đánh thêm vôi cho ao với liều lượng 10 kg/1.000 m nước ngay trong khi mưa lớn để tránh những biến động đột ngột về môi trường ảnh  hưởng đến tôm nuôi. Ngoài ra, có thể tạt thêm xuống ao Vitamin C và khoáng tạt,  đồng thời giảm hoặc ngưng cho tôm ăn trong và sau những cơn mưa lớn.

Người nuôi tôm cần phải theo dõi và kiểm soát chặt chẻ các thay đổi trong ao khi trời mưa để giảm tác hại đến tôm nuôi. Các thay đổi về sức khỏe của tôm như giảm ăn, thay đổi màu nước ao nuôi, pH thấp, ván bọt xuất hiện trên bề mặt ao cho thấy tảo đang có dấu hiệu tàn,… người nuôi tôm cần lưu ý đến khả năng tôm bị chết, vì rất khó phát hiện do tôm khỏe ăn xác tôm chết. 

Những  cơn mưa trái mùa thường xuất hiện đột ngột nên người nuôi tôm thường không có  đủ dụng cụ, hóa chất cần thiết để xử lý ngay môi trường ao tôm. Để môi trường  nước luôn ổn định, tránh bất lợi cho tôm nuôi trước những cơn mưa lớn trái mùa,  người nuôi tôm cần phải chủ động dự trữ vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý  môi trường nước. Ở vùng đất phèn, cần rải vôi quanh bờ ao để phòng phèn bị rửa  trôi xuống ao tôm trong những cơn mưa lớn trái mùa.

Đồng thời, người nuôi tôm nên thường xuyên kiểm tra  các yếu tố thủy lý hóa nước ao tôm và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi, định kỳ  bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất vào thức ăn tôm nuôi theo hướng dẫn của nhà  sản xuất, giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu thời tiết bất thường.  Thường xuyên kiểm tra ao nuôi sẽ kịp thời phát hiện diễn biến mầm bệnh, nhất là  vào những ngày mưa to kéo dài, nhiệt độ tăng cao.  

Sau khi bão do cây đổ, lá rụng, xác chết gia súc gia cầm, nước bẩn ở các khu vực xung quanh đổ xuống ao làm cho môi trường nước, đáy ao bị ô nhiễm bà con cần vệ sinh, dọn sạch ao.

 

Phòng bệnh cho tôm sau mưa bão


Sau mỗi trận mưa bão là một sự biến động lớn về môi trường. Vì vậy, bà con cần chú ý phòng bệnh và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho tôm.

Cần bổ sung vitamin C, muối ăn với liều 4-5 g/kg thức ăn cho tôm ăn sau khi trời mưa. Đồng thời bổ sung kali với liều 5-6 kg/ha bằng cách hòa tan và tạt đều khắp ao để duy trì sức khỏe tôm. Mục đích của việc bổ sung muối ăn và kali là nhằm cung cấp các ion Na+, Cl- và K+; đây là các ion có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm. Trong mùa mưa, độ mặn giảm thấp đồng nghĩa với việc các ion này trong nước giảm đi rất nhiều nên cần phải bổ sung thường xuyên.   

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới