Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

Cho tôm ăn như thế nào để tiết kiệm thức ăn mà vẫn hiệu quả?

16/12/2022
Chi phí thức ăn chiếm hơn một nửa chi phí trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Việc cho tôm ăn đúng và đủ liều lượng vừa giúp tiết kiệm chi phí mà còn tránh được việc dư thừa thức ăn làm bẩn nước ao.

1. Biện pháp quản lý thức ăn cho tôm hiệu quả


Tôm bắt mồi liên tục trong ngày. Vì vậy, tại các farm tôm, người dân thường cho tôm ăn từ 4 -5 cữ/ngày. Ở những ao tôm có hệ thống quạt nước và sục khí bài bản, đảm bảo được lượng oxi, người ta còn cho tôm ăn cả vào ban đêm.

Mỗi công ty sản xuất thức ăn cho tôm đều có chỉ dẫn cụ thể về số lượng thức ăn cho mỗi cữ, ở mỗi giai đoạn tăng trưởng của tôm. Bà con nên tuân theo chỉ dẫn để đảm bảo cung cấp vừa đủ lượng thức ăn.

Trong khi cho tôm ăn, bà con nên rải đều thức ăn trong ao để tôm bắt mồi dễ dàng. Khi tôm được từ 2 tháng tuổi trở đi, nên sử dụng máy cho ăn tự động để tăng năng suất, hiệu quả khi cho tôm ăn, đồng thời tiết kiệm công sức và chi phí.

Khi tôm bị bệnh, nhu cầu ăn của tôm sẽ bị giảm đáng kể. Bà con nên quan sát lượng thức ăn ở trong nhá, nếu dư thức ăn thì nên rút lại hoặc cắt cữ để tập trung điều trị cho tôm khỏi bệnh. Sau khi tôm đã hồi phục thì tăng dần lượng thức ăn.

 

2. Canh nhá để điều chỉnh lượng thức ăn và kịp thời phát hiện tôm bị bệnh
 


Tỷ lệ cho thức ăn vào nhá sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của tôm.
  • Đối với tôm từ 25 – 38 ngày tuổi, lượng thức ăn cho vào nhá là 15g/kg, thời gian canh nhá là 2 giờ.
  • Từ ngày 39 - 45, thức ăn cho vào nhá 20 g/kg, thời gian canh nhá là 2 -1 giờ 30 phút.
  • Tôm 46 - 55 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 25 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ 30 phút.
  • Từ ngày 56 - 65, thức ăn cho vào nhá 30 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ 30 phút đến 1 giờ.
  • Từ ngày 66 - 72, thức ăn cho vào nhá 35 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ.
  • Tôm 73 - 79 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 40 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ.
  • Từ ngày 80 đến khi thu hoạch, thức ăn cho vào nhá 45 g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ.
Sau khoảng thời gian canh nhá nêu trên, kéo nhá để xem lượng thức ăn thừa và quan sát đường ruột của tôm. Nếu đường ruột tôm đầy và có màu của loại thức ăn sử dụng là tốt. Nếu quan sát thấy đường ruột của tôm bị trống, bị đứt khúc hoặc thức ăn trong ruột có màu sắc lạ là những dấu hiệu bất ổn, cần phải kiểm tra.

Nếu thức ăn trong nhá được tôm ăn hết và môi trường ao nuôi tốt, có thể tăng lượng thức ăn của ngày tiếp theo thêm 5%. Ngược lại, nếu thức ăn trong nhá còn thừa 5 - 10% thì cắt giảm ngay khoảng 5% lượng thức ăn ở cữ tiếp theo, nếu thức ăn trong nhá còn thừa 10 - 20% thì giảm 10% lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Nếu lượng thức ăn trong nhá còn > 25% thì ngưng 2 lần cho ăn và bắt đầu lại với lượng thức ăn ít hơn 10%.

Việc kiểm tra nhá sẽ giúp xác định lượng thức ăn phù hợp để cho ăn đúng, đủ, tránh hiện tượng cho quá nhiều thức ăn xuống gây lãng phí thức ăn, đặc biệt khi khi tôm bắt mồi kém do thời tiết thay đổi, trước kỳ lột xác hoặc tôm bị bệnh. Lượng thức ăn chỉ tăng khi mọi điều kiện nuôi đều thuận lợi: Tôm có sức khỏe tốt, phần cuối của đường ruột đầy thức ăn màu nâu trong khi phần đầu và dạ dày có màu đen.

Ngoài ra, cần đặc biệt cẩn thận vào mùa nắng nóng. Khi nhiệt độ nước ao đạt mức 320C trở lên, tôm bắt mồi mạnh hơn, nhanh hơn bình thường và thải phân sớm hơn, nhiều hơn. Nếu tăng lượng thức ăn có thể gây ô nhiễm ao nuôi rất nhanh, dẫn đến tôm bị stress và hao hụt nhiều. Giảm khẩu phần ăn 20 - 30% khi tôm lột vỏ; 30 - 50% khi trời nóng bức hoặc có mưa to; 30 - 50% khi pH biến động mạnh, NH3 vượt quá 0,3 - 0,5 mg/L, khí độc H2S quá 0,005 mg/L (bùn đáy hoặc nước có mùi trứng thối). Trung bình mỗi ao 2.000 - 2.500 m2 dùng từ 1 - 2 nhá, có kích thước 80x80 cm.

 

3. Bổ sung thêm khoáng chất vào thức ăn để tăng cường sức khỏe cho tôm

 
thuốc thủy sản trường sinh

Bên cạnh thức ăn bà con cần bổ sung thêm (thuốc bổ, vitamin …) vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng, giúp tôm khỏe, tăng trọng nhanh và phòng một số loại bệnh thường gặp như bệnh gan, đường ruột, phân trắng….

Các loại thực phẩm bổ sung thường được trộn vào thức ăn cho tôm bao gồm:
  • Khoáng đa vi lượng Trường Sinh: trộn vào thức ăn với liều 7 – 10g/1kg thức ăn, bổ sung khoáng chất giúp tôm nhanh cứng vỏ sau lột xác.
  • Men tiêu hóa Trường Sinh: Trộn vào thức ăn theo tỷ lệ 2 – 3g/kg thức ăn, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
  • TR 555, TS 1001, TS 1002: Trộn từ 7 – 10ml/kg thức ăn giúp phòng bệnh gan, đỏ thân, sưng gan, teo gan, vàng gan.
  • TS 999, Lenmetesonre, Septomine: Trộn từ 7 – 10ml/kg thức ăn giúp phòng đường ruột, phân trắng, xuất huyết đường ruột.  

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý nên được trộn vào thức ăn khoảng 60 - 90 phút trước khi cho tôm ăn. Người nuôi có thể sử dụng chuối già chín xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để làm chất kết dính hoặc sử dụng chất kết dính chuyên dụng có bán trên thị trường để bọc thức ăn nhằm tránh thất thoát dinh dưỡng của thức ăn và các chất bổ sung.

Trên đây là những biện pháp quản lý thức ăn như trên sẽ giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn trong nuôi tôm, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới