- Ốc đinh sẽ cạnh tranh thức ăn với tôm trong ao nuôi khiến lượng thức ăn trong ao tôm giảm đi làm tôm thiếu ăn, chậm lớn…
- Ốc đinh hấp thụ một lượng canxi lớn trong ao nuôi để tạo vỏ làm ảnh hưởng đến độ kiềm, độ pH trong ao tôm. Lâu dần khi độ kiềm và pH trong ao nuôi giảm đi sẽ khiến tôm mềm vỏ, sức đề kháng giảm sút và đây là thời điểm các mầm bệnh tấn công tôm .
Hình 1: Ốc đinh có trong ao nuôi tôm.
Đối với ao tôm đang trong giai đoạn xử lý ao nuôi:
- Bà con nên cải tạo thật tốt, bón vôi phơi khô ao. Sử dụng vôi đá CaO loại đã nghiền thành bột với trọng lượng 200-300kg/ha, nên bón nhiều vào những nơi có ốc và bùn đen.
- Khi lấy nước vào cần sử dụng các lưới lọc nước được làm tử vải cotton may 2 lớp, chiều dài từ 8-10m, đường kính 0.6m.
- Khi lấy nước vào ao lắng cần để 5-7 ngày cho trứng ấu trùng nở hết sau đó sử dụng các sản phẩm xử lý lại nước trong ao lắng diệt đi ấu trùng trong ao lắng. Chờ 24 - 48h sau mới cấp nước qua ao nuôi (Lưu ý cần đảm bảo các chất trong các sản phẩm xử lý nước trong ao lắng đã được phân hủy hoặc bay hơi hết) .
- Khi phát hiện trong ao nuôi vẫn còn ốc thì nên xả nước và xử lý lại đáy ao, dùng các sản phẩm diệt ốc an toàn để diệt hết ốc và làm lại các quy trình cấp nước vào.
Hình 2: Nước nên xử lý kỹ trước khi cấp vào ao nuôi
Một số biện pháp thủ công giúp giảm lượng ốc đinh trong ao nuôi tôm:
- Trong quá trình nuôi nếu có ốc thì nên vớt định kì không được sử dụng các loại hóa chất để diệt ốc khi đang có tôm trong ao (Lưu ý khi vớt ốc tránh làm đục nước trong ao).
- Quan sát theo dõi tập tính của chúng xem chúng hoạt động mạnh giờ nào, tập trung ở đâu. Sau đó thử giải mồi nhử cho chúng lên bờ ao và sử dụng công cụ giống như công cụ cào sò để cào chúng . Chú ý không cào phần đáy ao vì như vậy dễ làm các chất độc dưới đáy ao hòa tan trong nước gây hại cho tôm.
- Bà con có thể dùng các công cụ như vó, nhá cho thức ăn vào trong để dụ ốc vào trong nhá, vó vớt lên và bắt dần đi.
- Ngoài ra, bà con còn có thể sử dụng các tấm phên (nan tre) đặt xung quanh ao. Đặc tính của ốc là thích bám vào các giá thể như nan tre vì thế chúng ta lợi dụng đặc tính này để loại bỏ bớt ốc đinh trong ao nuôi. Hằng ngày hoặc hàng tuần ta lấy lên và bắt ốc. Cách bắt này tương đối hiệu quả trong các ao đang nuôi tôm.
- Trong ao có ốc đinh thì dẫn đến tình trạng kiềm thấp, ốc đinh sẽ hấp thụ hết khoáng chất trong ao, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tôm không cứng vỏ sau khi lột vì vậy kết hợp với những biện pháp xử lí ốc đinh bà con nên dùng khoáng tạt GOLD MAX với liều 2kg/1000m3 nước để tạt xuống ao và trộn khoáng đa vi lượng Trường Sinh cho tôm ăn.
- Bà con nên định kì sử dụng thêm các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược như TS 1001, LENMETESONRE, TS 999, SEPTOMINE, TS 1002,….nhằm tăng cường chức năng gan và đường ruột , nâng cao sức đề kháng, giúp tôm lướt qua được các bệnh, hỗ trợ tôm nhanh lớn.
Hình 3: Một số sản phẩm hỗ trợ của Công ty Trường Sinh
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con thành công hơn trong các vụ mùa của mình.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.56.56.81
Kính chúc bà con có những vụ mùa bội thu!