Tôm lột xác ra sao và bao lâu sẽ lột xác một lần?
Đối với các loài giáp xác như tôm, thì sự lột xác được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa giúp tôm tăng trọng kích thước và trọng lượng cơ thể. Ở mỗi giai đoạn thì chu kì lột xác của tôm sẽ khác nhau, khi nhỏ tôm các lần lột xác sẽ xảy ra gần như là liên tục nhưng khi lớn dần thời gian giữa các lần sẽ lâu hơn. Dưới đây là chu kì lột xác ở tôm thẻ chân trắng.
NGÀY NUÔI | CHU KỲ LỘT XÁC |
1 - 15 | Hàng ngày |
15 - 30 | 2 - 3 lần/ ngày |
30 - 45 | 3 - 5 ngày/ lần |
45 - 75 | Hàng Tuần |
75 - 90 | 10 ngày/ lần |
90 ngày trở lên | 2 tuần/ lần |
Lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực tôm rút ra trước sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau. Tôm rút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể, đối với những con tôm khỏe thì quá trình lột xác rất nhanh chỉ cần từ 5-7 phút thì sẽ hoàn thành quá trình lột xác. Lớp vỏ cứng mới sẽ cứng lại sau 1-2 ngày đối với tôm lớn còn đối với tôm nhỏ thì chỉ cần 1-2 giờ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm.
- Dinh dưỡng: Khi dùng thức ăn công nghiệp cho tôm ăn có thể mua nhầm thức ăn kém chất lượng hoặc để quá lâu làm cho tôm ăn thiếu đạm và một số chất cần thiết khác cho sự lột xác.
- Môi trường ao nuôi:
+ Độ mặn: Độ mặn liên quan đến hàm lượng khoaasng chất trong ao, độ mặn cao lượng khoáng chất trong ao lớn sẽ giúp quá trình lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ và sẽ bị mềm vỏ.
+ Độ kiềm: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đối với quá trình lột vỏ của tôm nếu kiềm trong nước thấp sẽ làm cho tôm khó lột vỏ thậm chí không thẻ lột vỏ.
- Tôm bị nhiễm bệnh: trong quá trình nuôi tôm có thể bị nhiễm các bệnh về nấm hoặc đóng rong, tôm còi, …cũng làm tôm khó lột xác thậm chí không lột được xác.
- Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao nuôi luôn ổn định ở mức 4-6mg/l trong suốt quá trình nuôi nếu tôm có dấu hiệu lột xác cần tăng cường chạy quạt, sục khí. Khi vần thiết có thể bổ sung thêm Oxy Max.
- Điều chỉnh và duy trì pH luôn ở mức 7,5-8,5
- Khi phát hiện tôm bị nấm thân, đóng rong cần có biện pháp xử lí kịp thời giúp tôm phục hồi và lột xác thành công.
- Sử dụng các loại thức ăn công nghiệp từ các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự lột xác của tôm nuôi.
- Độ mặn liên quan mật thiết đến hàm lượng chất khoáng trong ao vì thế cần duy trì độ mặn ở mức độ thích hợp.
- Trong suốt quá trình nuôi tôm cần thường xuyên bổ sung các sản phẩm như Khoáng Gold Max 1-1,5kg /1000m3, Vitamin C, Khoáng đa vi lượng Trường Sinh nhằm giúp tôm sinh trưởng tốt vầ nâng cao sức đề kháng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ được bà con trong quá trình nuôi tôm. Kính chúc bà con có những vụ mùa bội thu. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1900.56.56.81