Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH ĐA CHỨC NĂNG CHO TÔM

24/03/2017
Tảo trong ao lúc nào cũng thưa non, không nên để tảo già hay tàn. Sinh ra thiếu Oxy đáy, khí độc. Nước loãng không để nhớt nước hoặc rong đáy Oxy không hòa tan được cao dẫn đến thiếu Oxy não tôm bị bệnh chết không kiểm soát. Nên xử lý để môi trường ổn định, nuôi tôm sẽ hạn chế dịch bệnh.

I/ XỬ LÝ NƯỚC TRƯỚC KHI THẢ GIỐNG

Khi vệ sinh ao hồ xong rải vôi, bơm nước vào ao nuôi. Khi bơm khoảng 1/3 nước nên đánh SDK diệt khuẩn, liều dùng 4 lít/1000m3 nước.

Ví dụ: Ao 3000m3 nước thì khi bơm vào ao được 1000m3 nước ta đánh 12 lít SDK (Mục đích là diệt mạnh mầm bệnh từ đáy ao). Sau đó tiếp tục bơm nước đầy đủ cho ao).

Khi bơm nước xong xử lý độc tố kim loại nặng bằng TS B52, liều dùng 2kg/1000m3 nước + 100g vi sinh. Đánh canxi và Đôlômit cân bằng hệ đệm gây tảo để thả giống, không nên để tảo dày.

Khi ao đã lấy nước lâu mà vẫn chưa thả giống sẽ không tốt, nếu là ao bạt sẽ bị đóng rong đáy, tảo xanh, đóng nhớt nền đáy ao nên xử lý TS B52 liều cao, sau đó đánh vi sinh để phân hủy tái tạo lại đáy ao. Sau đó đánh SDK diệt khuẩn 3 lít/1000m3nước, tiếp đó đánh Đôlômit + Khoáng cân bằng hệ đệm để chuẩn bị thả giống. Thời gian xử lý để thả giống khoảng 4 ngày. Kiểm tra pH, Kiềm, độc tố có trong ao và xử lý cho ổn định để thả giống.

 II/ QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH

Trước khi thả giống 1-2 giờ đánh TS1001 vào nước, liều dùng 1-2 lít/1000m3 nước cho chạy quạt đảo đều. Trong quá trình nuôi ta có 2 giai đoạn phòng bệnh quan trọng nhất: trước và sau 20 ngày tuổi:

* Từ 1 đến 15 ngày tuổi: cho ăn liên tục TS1001, liều dùng 7 -10ml/1kg thức ăn (ngày 1-2 cữ) và định kỳ 5-7 ngày dùng 1 lần đánh TS1001 trực tiếp xuống ao, liều dùng 1 lít/1000m3 nước.

* Từ 16 ngày tuổi đến khi thu tôm: cho ăn liên tục LÂM SINH THẢO- phòng đa bệnh về gan trong suốt quá trình nuôi, liều dùng 7 -10ml/1kg thức ăn (ngày 1-2 cữ).

- Suốt quá trình nuôi nên diệt khuẩn định kỳ 5-7 ngày 1 lần bằng SDK, liều dùng 1,5 - 2 lít/1000m3 nước và dùng TS B52 2kg/1000m3 để cắt tảo, lắng lọc chất lơ lửng, ... sau 48h cấy lại men vi sinh.

- Phòng các bệnh về đường ruột thì ta dùng thuốc TS 999, LENMETESONRESEPTOMINE cho tôm ăn hàng ngày liều 7 - 10 ml/kg thức ăn.

- Phòng bệnh trắng thân, đục cơ, nấm thân dùng ĐẠI HOÀNG THẠCH, BET- TO - GANE cho tôm ăn hàng ngày liều 7 - 10 ml/kg thức ăn.

* Chú ý:

- Trường hợp trong khu vực nuôi của mình đang xảy ra dịch bệnh nào đó nhiều ngày tôm đang yếu về gan ruột bà con nên dùng thuốc cho ăn phòng liên tục 5-7 ngày, khi tôm khỏe hết dịch bệnh ta ngưng và dùng thuốc khác.

- Trong suốt vụ nuôi nếu tôm có dấu hiệu bệnh lý thì sử dụng thuốc Trường Sinh theo phác đồ tương ứng với từng loại bệnh.

III/ XỬ LÝ TẢO VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG.

Trong nuôi tôm ta có 2 màu tảo giúp tôm nhanh lớn: tảo màu xanh đọt chuối non và màu nước trà.

-  Tảo đọt chuối giúp cho tôm khỏe nhưng lại nhanh bị tàn và sụp tảo dễ xảy ra dịch bệnh.

- Tảo màu trà thì ổn định hơn nên trong quá trình nuôi tôm từ 15 - 20 ngày nên chuyển tảo qua màu trà cho dễ quản lý.

Hiện nay thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, khi nuôi tôm trước tiên ta phải quản lý tảo. Vì khi tảo tàn, sụp tảo ao nuôi sinh khí độc làm tôm nhiễm bệnh, chết nhanh, thiếu Oxy.

Vì vậy nên giữ tảo không dày ở  mức độ vừa phải, tảo thưa, khi phát hiện tảo dày thì diệt, cắt bớt tảo.

Thường xuyên dùng TS B52 đánh vào ao nuôi 3 - 4 ngày dùng 1 lần, liều dùng 1.5-2kg/1000m3 nước. Sau đó đánh vi sinh xi phông xả nước bớt tảo sẽ ổn định. Nếu tảo hơi thưa thì đánh thêm Zeo bột hoặc Khoáng, Đôlômit để gây tảo mới. Nên hạn chế dùng Đôlômit vì Đôlômit gây tảo nhanh nhưng cũng nhanh sụp tảo, tảo dày.

Canxi và Khoáng nên cung cấp thường xuyên hoặc khi khí hậu thay đổi mưa nhiều nên dùng để ổn định môi trường.

Trong quá trình nuôi, nguồn nước, môi trường, tảo tàn, tôm lột vỏ nhiều hay sinh ra khí độc. Nên thường xuyên dùng Yuca, Zeo hạt, TS B52, vi sinh đã xử lý định kỳ để màu nước luôn ổn định.

Tảo trong ao lúc nào cũng thưa non, không nên để tảo già hay tàn. Sinh ra thiếu Oxy đáy, khí độc. Nước loãng không để nhớt nước hoặc rong đáy Oxy không hòa tan được cao dẫn đến thiếu Oxy não tôm bị bệnh chết không kiểm soát. Nên xử lý để môi trường ổn định, nuôi tôm sẽ hạn chế dịch bệnh.

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới