Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

TÔM BỊ RONG NHỚT, BỆNH NHỎ - NỖI LO LỚN

24/03/2017

Tôm bị đóng rong nhớt tuy không lây lan thành dịch khó kiểm soát như đốm trắng, taura, không gây chết hàng loạt như gan tụy cấp, đường ruột cấp. Tuy nhiên, khi bị rong nhớt, sức khỏe tôm yếu, vỏ tôm bị ăn mòn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, bùng phát nên đây cũng là một trong những bệnh nguy hiểm không kém, rất cần được sự quan tâm, chú ý của bà con trong quá trình nuôi tôm.

Ở những ao nuôi có chất lượng nước kém, lượng chất thải hữu cơ tích tụ nhiều, đáy ao dơ do cải tạo ban đầu chưa kỹ hoặc phát sinh nhiều bùn đáy trong quá trình nuôi thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh, đặc biệt ở những tôm có sức khỏe kém nên hoạt động chậm, không thể tự làm sạch hoặc lột vỏ không thường xuyên kết hợp với mật độ tảo và vi sinh vật cao nên tôm bị các động vật nguyên sinh sống tự do trong ao tấn công.

Kiểm tra mẫu tôm bị đóng rong bằng phương pháp soi tươi trên kính hiển vi phát hiện phần lớn tôm bị trùng loa kèn (Vorticella sp., Epistylis sp., Zoothamnium sp., …) ký sinh làm tôm yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho một số tảo và nấm sống bám trên vỏ và mang tôm(1).

    A: Vorticelle sp.                       B: Zoothamnium sp.               C: Epistylis sp.

Hình ảnh: Trùng hoa loa kèn kí sinh gây bệnh đóng rong trên tôm

Khi nhiễm bệnh, tôm bị đóng một lớp rong mờ trên bề mặt vỏ, nhìn thấy nhớt, vỏ tôm không được sáng bóng, khó lột vỏ, còi cọc và chậm lớn. Trường hợp nặng, rong bám toàn bộ bề mặt vỏ tôm hay tập trung ở đầu ngực gây cản trở hô hấp, mang tôm bị tổn thương hoặc thay đổi màu sắc. Tôm bị bệnh yếu từ từ, vỏ tôm bị ăn mòn làm tôm xót và stress, giảm ăn, ít di chuyển, tôm tấp bờ hoặc nằm vùi trong đống bùn dơ giữa ao, tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Kiểm tra các mẫu tôm bằng phương pháp PCR cho kết quả đến 80% tôm đóng rong đồng thời bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng(2). Nếu nhiễm bệnh vào cuối chu kỳ nuôi thì màu sắc tôm xấu làm giảm giá thành tôm thương phẩm.

Bà con nên phòng bệnh bằng cách quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi, diệt khuẩn và cắt tảo định kỳ bằng các dòng sản phẩm SDK - 2l/1000m3 nước, TS B52 lúc mặt trời lên (6-8 giờ sáng) với liều dùng 2kg/1000 m3 nước giúp ổn định môi trường và hệ sinh thái trong ao.

Khi tôm bị bệnh, bà con nên hỗ trợ diệt rong kết hợp cắt tảo bằng TS B52 2kg/1000m3, sau 2 giờ dùng SDK – 2l/1000m3 để diệt khuẩn, ký sinh trùng và các vi sinh vật có hại. Tăng cường thay nước, giảm lượng thức ăn từ 5-10% trong một thời gian để giảm số lượng các chất hữu cơ trong ao, cải thiện môi trường nước đồng thời kích thích tôm lột vỏ. Luôn đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm và bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 81 để được hỗ trợ.

(1), (2) theo TS Lý Thị Thanh Loan (Viện NCNT Thủy sản III) – KHPT, 30/09/2015.

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới