Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO AO VÀ XỬ LÝ NƯỚC TRƯỚC KHI THẢ TÔM

23/02/2020
Thông thường những tháng đầu năm là những tháng rộn ràng nhất đối với người nuôi tôm, bởi sau những kì nghỉ Tết bà con thường bắt đầu chuẩn bị các công tác cho những vụ tôm mới. Nhưng theo kết quả khảo sát của Công ty Trường Sinh nhiều hộ nuôi vẫn chưa làm tốt công tác cải tạo ao và xử lý nước trước khi thả tôm khiến vụ nuôi không được thành công như mong đợi. Do đó để giúp bà con làm tốt công tác này, Bộ phận kỹ thuật của Công ty Trường Sinh xin đưa ra một số biện pháp cải tạo ao và xử lý nước trước khi thả giống như sau:
1. Cải tạo ao trước khi thả tôm     
         Mục đích của việc cải tạo ao là chuẩn bị cho tôm nuôi có được một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi. Cải tạo ao gồm các khâu chính là dọn tẩy ao, bón vôi và chuẩn bị nước để thả tôm giống. 
a. Dọn tẩy ao 
          Việc dọn tẩy lớp bùn đáy trong ao nuôi bán thâm canh và thâm canh có thể được thực hiện bằng một trong hai cách là dọn tẩy khô và dọn tẩy ướt. Trong phương pháp dọn tẩy khô, lớp bùn đáy sau khi được phơi khô sẽ được dọn bỏ bằng cơ giới hay bằng tay. Phương pháp dọn tẩy ướt được thực hiện bằng cách dùng máy bơm nước áp lực mạnh để rửa trôi lớp bùn đáy còn ướt.
b. Bón vôi 
          Sau khi dọn sạch chất thải cần cho nước vào ao để rửa trôi các mảnh vụn và hoà tan phèn ở đáy và thành ao. Lượng nước này nên để qua đêm và được kiểm tra pH trước khi tháo cạn. Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần cho tới khi pH ổn định. Bón vôi được thực hiện sau lần tháo rửa cuối cùng. Loại vôi và liều lượng sử dụng tuỳ thuộc vào pH đất ao và được khuyến cáo trong bảng sau: 
Độ pH đất ao Lượng vôi nông nghiệp CaCO3 (kg/ha) Lượng vôi tôi Ca(OH)2 (kg/ha)
>6 < 1.000 <   500
5-6 < 2.000 < 1.000
<5 < 3.000 < 1.500

          Sau khi bón vôi xong, nếu điều kiện cho phép nên tiếp tục phơi đáy ao vài ngày cho se ráo mặt đáy ao trước khi tiến hành chuẩn bị nước để thả tôm. 
2. Xử lý nước và lấy nước vào ao nuôi
       
        Công việc chuẩn bị nước trước khi thả tôm bao gồm lấy nước vào ao, diệt tạp, xử lý khử trùng nước và bón phân gây màu. Nước được lấy vào đầy ao qua túi lọc mịn làm bằng vải để ngăn chặn ấu trùng và con non của các sinh vật khác xâm nhập vào ao nuôi. Bột hạt trà hay dây thuốc cá cũng được dùng rất phổ biển để diệt cá xâm nhập vào ao tôm.
          Khi vệ sinh ao hồ xong rải vôi, bơm nước vào ao nuôi. Khi bơm khoảng 1/3 nước nên đánh SDK diệt khuẩn, liều dùng 4 lít/1000m3 nước.
          Khi bơm nước xong xử lý độc tố kim loại nặng bằng TS B52, liều dùng 2kg/1000m3 nước và 100g vi sinh. Đánh canxi đôlômit cân bằng hệ đệm gây tảo để thả giống, không nên để tảo dày.
          Khi ao đã lấy nước lâu mà vẫn chưa thả giống sẽ không tốt, nếu là ao bạt sẽ bị đóng rong đáy, tảo xanh, đóng nhớt nền đáy ao nên xử lý TS B52 liều cao, sau đó đánh vi sinh để phân hủy tái tạo lại đáy ao. Sau đó đánh SDK diệt khuẩn 3 lít/1000m3 nước, tiếp đó đánh đôlômit+ Khoáng cân bằng hệ đệm để chuẩn bị thả giống. Thời gian xử lý để thả giống khoảng 4 ngày. Kiểm tra pH, kiềm, độc tố có trong ao và xử lý cho ổn định để thả giống.
3. Gây màu nước
  • Gây màu nước giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỷ lệ sống.
  • Hai ngày sau cấp nước vào ao gấy màu nước bằng hai cách:
Cách 1: Bằng cám ủ ( thành phần: cám gạo, bột đậu nành, bột cá phối trộn theo tỉ lệ 2:2:1 nấu chín ủ 2 – 3 ngày)
  • Bước 1: lúc 7 – 8h sáng bón vôi đen đolomite CaMg(CO3)2 hoặc vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 100 – 150kg/1000m3.
  • Bước 2: lúc 9-10h trưa bón cám ủ liều 3 – 4kg/1000m3.
  • Lặp lại 2 bước trên liên tục trong vòng 3 – 5 ngày liên tục khi độ trong của nước đạt 30- 40 cm.
Cách 2:  Bằng mật đường , cám gạo, men vi sinh tỉ lệ 3:1:1 ủ trong vong 12 giờ
  • Lúc 8- 9h sáng bốn hỗn hợp đã ủ liều dùng 2 – 3kg/100m3, tạt liên tục trong vòng 3 ngày.
  • Khi màu nước đã chuyển sang màu tảo khuê thì tiến hành thả giống.
       Lưu ý: Trước khi thả giống 1 – 2 giờ đánh TS 1001 vào nước, liều dùng1 – 2 lít/ 1000 m3 nước cho chạy quạt đảo đều.
       Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con chủ động và làm tốt hơn trong công tác cải tạo ao và xử lý nước trước khi thả tôm để có những vụ tôm 2019 thắng lợi. Mọi thông tin chi tiết hoặc trong quá trình nuôi cần hỗ trợ kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ tới Tổng Đài 1900.56.56.81.

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới