Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

CÙNG TRƯỜNG SINH ỔN ĐỊNH PH TRONG AO NUÔI TÔM- CHO MÙA BỘI THU

29/03/2016
Tình trạng nắng gắt làm môi trường ao nuôi dễ biến đổi đột ngột, nhất là nhiệt độ và độ pH trong ao, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm. Độ pH trong ao nuôi tôm vốn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự phát triển của tôm, phiêu sinh vật và khí độc trong ao… Kiểm soát chỉ số pH là một trong những việc làm thiết yếu mà người nuôi tôm luôn phải chủ động.
Khái niệm pH trong nước

Nước tinh khiết ở điều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương trình phản ứng:

H2O               ⇔                    H+  +  OH-

Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức:

pH = - lg (H+)

 Khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH- (kiềm), pH > 7

 

Nguyên nhân làm tăng/giảm độ pH:

-   Nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nước mưa rửa từ bờ xuống ao.

-   CO2 ở trạng thái tự do phản ứng với môi trường nước

CO2 + H2O                          ⇔                         H2CO3

Làm cho môi trường có tính axit yếu ( pH giảm ) đa phần xảy ra vào ban đêm khi các sinh vật thủy sinh hô hấp mạnh, cònsự hấp thu CO2 trong quá trình quang hợp bởi thực vật phù du ( Tảo phát triển mạnh) sẽ làm tăng pH trong ao nuôi.

-   Phản ứng nitrat hóa NH4+ của vi khuẩn làm tăng pH trong ao

NH3 + H2O                  ⇔                        NH4+ + OH-

 

-   Tính chất nền đất: đất phèn làm độ pH của nước thấp, pH dễ biến động

-    Khi ao nuôi được rút cạn nước hoặc khi ao nuôi được cấp nước trở lại.

 

Ảnh hưởng pH đối với môi trường ao nuôi và tôm - Cách khắc phục

Đối với ao nuôi tôm, việc ổn định pH ở mức 7,5 - 8,2 là thích hợp, bởi giới hạn này được cho là ngưỡng phù hợp với môi trường và sự phát triển của tôm, dao động trong ngày không quá 0.5 đơn vị pH.

Để ổn định độ pH trong ao nuôi tôm, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Ø    Trong quá trình cải tạo ao nuôi: Cần kiểm tra pH đất để xác định lượng vôi bột CaO dùng cho phù hợp. Nếu pH đất > 6 dùng 300 - 600 kg/ha; pH < 5 dùng 1.500 - 2000 kg/ha.

Ø    Trong quá trình nuôi:

-    Khi  pH giảm thấp (pH<7):

 Môi trường ao nuôi: pH thấp làm tăng độc tính của khí H2S. Xử lý khí độc trong ao bằng Yucca USA 100 + ZEO, thườngxuyênchạy quạt cho aođồng thời dùng vôi tôi Ca(OH)2 với liều lượng 5 - 10 kg/1000 m3 để tăng độ pH trong môi trường.

· Ảnh hưởng trực tiếp tới tôm như: Trường hợp trong ao có khí độc cao cần cấp cứu cho tôm kịp thời bằng sản phẩm SDK 2lít/1000m3, TR555 1lít/1000m3 , trộn  TR555 vào thức ănvới liều dùng: 50ml/1kg thức ăn để giải khí độc trong gan, ổn định gan tôm. Khi pH thấp tôm sẽ bị tổn thương phụ bộ và mang và bị mềm vỏ sau lột xác, làm giảmkhả năng vận chuyển oxy của hemocyanin đồng thời làm giảm sức đề kháng của tôm đối với bệnh, nhất là bệnh do vi khuẩn.Hiện tại công ty có dòng sản phẩm khoáng bổ sung cho ăn là Khoáng –TS đa vi lượng 100, liều dùng: 1kg/70 – 100kg thức ăn để cúng vỏ nhanh sau khi lột.

- Khi pH tăng cao (pH>9):

·  Môi trường ao nuôi: pH cao sẽ làm tăng độc tính của khí NH3. Cần cấp cứu cho tôm kịp thời bằng sản phẩm SDK 2lít/1000m3, TR555 1lít/1000m3, sau đó thì xử lý ổn định pH và khí độc trong ao bằng Yucca USA 100 + ZEO đồng thời dùng mật đường với liều lượng 1 - 3 kg/1.000 m3 hoặc chế phẩm sinh học để xử lý. Trong những trường hợp đặc biệt như pH tăng quá cao do sự phát triển mạnh của tảo, có thể thay một lượng nước ao nuôi tôm hoặc TS B52 liều nhẹ (0,5 - 1kg/1000m3 ) để giảm bớt mật độ tảo.

·  Ảnh hưởng trực tiếp tới tôm như: sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô của tôm bị phá hủy ( gây tôm chết), nhằm tăng sức đề kháng cũng như ổn định mang cho tôm bà con hộ nuôi nên dùng SDK diệt khuẩn gây hại 2 lít/1000m3, TS1001 liều dùng 50ml/1kg thức ăn vàTR555  liều dùng: 50ml/1kg thức ăn để giải khí độc trong gan, ổn định gan, mang tôm,

- Khi pH có sự chênh lệch lớn giữa buổi sáng và chiều thì dùngVitamin C - Tat với liều lượng 1kg/1000 m3 đánh trực tiếp xuống ao.

Người nuôi tôm cần lưu ý:Khi xây dựng ao nuôi cần tránh vùng bị nhiễm phèn tiềm tàng. Khi đào ao, không đào sâu quá (chạm đến vùng đất nhiễm phèn). Đây là những nguyên nhân chính làm cho pH trong ao nuôi không ổn định, tuy nhiên cần tránh lạm dụng vôi trong quá trình nuôi tôm; nên sử dụng chế phẩm sinh học để gây màu nước, ổn định sự phát triển của tảo sẽ giúp pH trong ao ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho tôm nuôi phát triển. Cần thường xuyên kiểm tra yếu tố pH trong môi trường ao bằng cách dùng bộ Test pH, hay bút đo pH  ngày 2 lần vào 6h sáng và 14h chiều để theo dõi sự biến động của pH trong ngày nhằm đưa ra hướng khắc phục kịp thời.

Trên đây là một số yếu tố làm thay đổi pH trong môi trường ao nuôi và cách khắc phục mà chúng tôi muốn được chia sẻ với bà con nuôi tôm. Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ, bà con vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 56 56 81.

Kính chúc quý bà con mùa vụ bội thu!

 

Nguồn: KS Lê Ánh

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới