Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

5 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM BỆNH TRÊN TÔM NUÔI-BÀ CON CẦN QUAN TÂM.

21/10/2020
Việc theo dõi sức khỏe tôm là vô cùng cần thiết và nên được thực hiện liên tục trong suốt thời gian nuôi. Đặc biệt, hiểu biết các dấu hiệu bệnh lý của tôm rất quan trọng. Nhờ đó có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất ổn và kịp thời xử lý. Sau đây, Đội ngũ kỹ thuật của Công ty Trường Sinh xin đưa ra 5 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm nuôi mà bà con cần quan tâm.
1. Dấu hiệu bất thường
        Để quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi, cần tiến hành quan sát những dấu hiệu trong ao nuôi. Nếu thấy tôm có hiện tượng tấp mé, nổi đầu, chậm bắt mồi là những dấu hiệu cho thấy ao tôm đang thiếu ôxy, chất lượng nước xấu hoặc tôm đang nhiễm bệnh.
        Nếu kiểm tra thấy hàm lượng ôxy và các chỉ tiêu môi trường như khí độc, pH vẫn trong giới hạn cho phép thì nên lấy mẫu tôm để kiểm tra sự hiện diện của bệnh nguy hiểm.
2. Thức ăn thừa
        Sức ăn là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe của tôm nuôi. Nếu lượng thức ăn trong ngày còn thừa quá nhiều là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tôm trong ao đang nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hiện tượng tôm bỏ ăn có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường thay đổi, tôm bị stress…
        Trong bất cứ trường hợp nào thì cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh để thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trường. Thông qua sàng ăn có thể đánh giá được tình trạng phân, nếu phân tôm dài, không bị đứt đoạn là tôm sinh trưởng, phát triển tốt.
3. Quan sát ngoại hình
        Có thể nhận biết dấu hiệu bệnh trên tôm một cách chính xác thông qua các đặc điểm về ngoại hình. Nếu màu sắc thân tôm, mang đổi màu, tôm bị cong thân, đục cơ, mềm vỏ (ngoài giai đoạn lột xác) là một trong những biểu hiện đặc trưng của tôm bị nhiễm bệnh.
4. Đường ruột tôm
         Thông qua lượng thức ăn trong ruột tôm để đánh giá tình trạng sức khỏe tôm nuôi. Nếu thức ăn trong ruột đầy, chứng tỏ tôm phát triển tốt; nếu đường ruột ngắn, bị đứt đoạn cho thấy tôm trong ao đang có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc lượng thức ăn không đủ theo nhu cầu của tôm.
          Màu sắc đường ruột cũng đánh giá được sức khỏe của tôm nuôi. Thông thường tôm khỏe, tiêu hóa thức ăn tốt, đường ruột có màu vàng nhạt hoặc vàng sáng; nếu đường ruột màu đỏ, hồng chứng tỏ trong ao nuôi có tôm mang bệnh; đường ruột có màu tái, trắng đục là đường ruột của tôm bị rỗng, không có thức ăn chứng tỏ tôm đang nhiễm bệnh, cần tìm nguyên nhân gây bệnh.
5. Thời gian đông máu tôm
         Sự hiện diện của vi khuẩn trong máu tôm được đo bằng thời gian đông máu tôm. Để kiểm tra thời gian đông máu, lấy vài giọt máu tôm bằng kim tiêm và trải lên lam kính sau đó tính thời gian đông máu tôm.
          Tôm khỏe thì thời gian đông máu khoảng 10 - 30 giây; nếu thời gian đông máu quá 30 giây có thể cơ thể tôm đang nhiễm vi khuẩn.

          Với 5 dấu hiệu ở trên, hy vọng bà con có thể sớm phát hiện tôm bị bệnh để có hướng xử lý và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để phát hiện sớm bệnh tôm, bà con nên định kỳ đưa mẫu tôm và nước ao nuôi tới các Đại lý phân phối sản phẩm Công ty Trường Sinh trên toàn quốc. Với đội ngũ chuyên viên làm việc chuyên nghiệp nhiệt tình sẽ kiểm tra các yếu tố môi trường cũng như tình trạng sức khỏe của tôm nhằm hỗ trợ tốt nhất cho bà con trong công tác phòng và điều trị bệnh cho tôm nuôi. Mọi thông tin chi tiết bà con vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900565681.
 

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới